Danh mục

LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 775.20 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 106,000 VND Tải xuống file đầy đủ (106 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu lớn nhất là đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá cao; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được thiết lập; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Quan hệ quốc tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học LUẬN VĂN:Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, cóý nghĩa lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chấtvà tinh thần của nhân dân. Thành tựu lớn nhất là đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảngkinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá cao; nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa bước đầu được thiết lập; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩymạnh. Quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừngđược nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều, tìnhhình chính trị, xã hội ổn định, được nhân dân và bạn bè quốc tế khâm phục, đánh giácao. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng ta đã đạt được nhữngkết quả quan trọng, từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đấutranh phòng, chống tội phạm, tạo lập cơ chế đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp củacả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; từngbước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạmnghiêm trọng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọngvào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực,nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấnđề mới phát sinh có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệnạn xã hội. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đótình hình tội không tố giác tội phạm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Thực tiễnđiều tra, truy tố, xét xử cho thấy, trong không ít vụ án, một số công dân không làm trònnghĩa vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, không tố giác tội phạm, cho nên các cơ quanbảo vệ pháp luật phải tốn rất nhiều công sức để điều tra, khám phá vụ án. Việc một sốcông dân không thực hiện quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, cónghĩa là họ không tham gia đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và trong các trường hợp do phápluật hình sự quy định, hành vi không tố giác tội phạm do họ thực hiện đã cấu thành tộikhông tố giác tội phạm. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, đãđặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải quyết nhưkhái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội không tố giác tội phạm,nguyên nhân, điều kiện của tội không tố giác tội phạm... Về mặt lý luận, xung quanhvấn đề đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, vẫn còn nhiều ý kiến khácnhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, Tội không tố giác tội phạm - một số khíacạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, mang tính cấp thiết, không những về lý luận,mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội không tố giác tội phạm là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đãđược một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II củaTrường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luậthình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, NxbĐại học quốc gia, Hà Nội, 1997; Đề tài khoa học cấp Bộ: Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn phục vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi), mã số 95-98-107/ĐT của ViệnKhoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, nghiệm thu năm 1998; Bình luận khoa học Bộ luậthình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987(tái bản năm 1992, 1997); ThS. Phạm Thanh Bình và TS. Nguyễn Vạn Nguyên có côngtrình: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997)... Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội không tố giác tội phạmđược tiếp tục đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học LuậtHà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phầncác tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội,2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng ThếVắc, TS. Trần Văn Luyện, luật sư ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS.Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Ngoài ra, tác giả Vũ Thành Long có bài viết: Mấy ý kiến về Điều 314 Bộ luậthình sự về tội không tố giác tội phạm (Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 10-2005); ThS.Trần Đại Thắng có bài viết: Một số vấn đề về việc bảo vệ người tố giác tội phạm,người làm chứng, người bị hại trong các vụ án hình sự (Tạp ...

Tài liệu được xem nhiều: