Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bụng liên tục

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 878.98 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này gồm có những mục tiêu chính sau: Xác định mức độ chi trả điều trị của bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai; so sánh chi phí của lọc màng bụng ngoại trú, ghép thận, lọc máu; chăm sóc người bị bệnh thận mạn tính có lọc màng bụng liên tục ngoại trú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bụng liên tục ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính liên gây tổn thương nhu mô thận từ từ dẫn đến sự xơ hóa các nephron thận, gây suy giảm chức năng thận hay làm giảm mức lọc cầu thận. Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh lý thận tiết niệu nguyên phát và của cả nhiều bệnh lý đưa đến. Hiện nay suy thận mạn đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới do sự gia tăng của một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, nhiễm trùng….Thống kê năm 2005 cho thấy trên thế giới có khoảng 1,1 triệu bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính đang được điều trị thay thế thận và ước tính đến năm 2010 số bệnh nhân vào khoảng 2 triệu người. Chi phí cho các đối tượng này chiếm gần 1000 tỷ USD. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có trên 200.000 bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu và khoảng 70.000 bệnh nhân có nhu cầu ghép thận, tỷ lệ gia tăng từ 7% đến 9% hàng năm [19]. Tại Khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân suy thận mạn tính chiếm tỷ lệ điều trị nội trú cao nhất (40%) [2]. Khi bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, người ta căn cứ vào mức lọc cầu thận để lựa chọn biện pháp điều trị. Khi mức lọc cầu thận dưới 15 ml/phút, cần áp dụng các phương pháp điều trị thay thế thận: ghép thận, lọc máu (thận nhân tạo và lọc màng bụng). Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế rất tốt nhưng không có nhiều bệnh nhân được lựa chọn tại Việt Nam do chi phí cao và không có người cho thận. Lọc máu bao gồm thận nhân tạo và lọc màng bụng đang là hai phương pháp điều trị thay thế thận suy được thực hành rộng rãi và hiệu quả. Tại Việt Nam, lọc màng bụng đã được áp dụng lần đầu tiên năm 1970 tại Khoa Thận – Tiết Niệu Bệnh viện Bạch Mai để điều trị suy thận cấp. Trong những năm gần đây lọc màng bụng liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis-CAPD) đã được áp dụng rộng rãi để điều trị cho những bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối đã góp phần duy trì cuộc sống có chất lượng cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt những bệnh nhân ở các tỉnh xa bệnh viện. Lọc màng bụng (LMB) là một trong những biện pháp điều trị thận thay thế cho những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD-End-stage renal disease) 1 được tiến hành khi có mức lọc cầu thận (MLCT)

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: