Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc và phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 41,000 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tốt nghiệp gồm có 3 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1 - Tổng quan loét tỳ đè; Chương 2 - Các phương pháp dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động; Chương 3 - Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân liệt vận động có nguy cơ bị loét tỳ đè.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Chăm sóc và phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động ====================================================== ĐẶT VẤN ĐỀ Da là hệ thống cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Da có nhiệm vụ bảo vệ các lớp mô dưới da chống lại không khí, nước, các chất lạ, và vi khuẩn, giúp cơ thể cách nhiệt và điều hòa nhiệt độ, lưu giữ năng lượng, nhận biết xúc giác. Da rất nhạy cảm với chấn thương và có những khả năng tự lành đặc biệt. Tuy nhiên dù có khả năng đàn hồi nhưng da không thể chịu được áp lực kéo dài quá 2 giờ, lực đè hoặc sự chà xát quá mức. [5] Áp lực liên tục lên da sẽ ép chặt các mao mạch và các mạch máu nhỏ ngoại biên có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và khí ô-xy đến cho da. Khi da thiếu máu quá lâu, mô chết làm xảy ra các dạng loét do áp lực.[7] Loét do tỳ đè là một trong những biến chứng chính của người bệnh bị liệt vận động. Theo ước tính thì cứ ba người bị liệt vận động thì có một người sẽ mắc chứng loét điểm tỳ trong những ngày đầu sau khi bị chấn thương và khoảng 50% - 80% trong số họ sẽ hình thành các loét điểm tỳ vào quãng thời gian sau này. Thậm chí người bệnh có thể phải nằm đến hàng tháng trời chỉ vì một điểm loét tỳ. Một vết loét trầm trọng không những sẽ gây tổn hại về mặt thể chất, tốn kém về kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bệnh vì nó sẽ để lại trên cơ thể người bênh một vết sẹo không thẩm mỹ trong suốt phần đời của họ.[7] Tuy nhiên, phần lớn các dạng loét điểm tỳ có thể ngăn ngừa được, do đó công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là vô cùng quan trọng, cần phải chăm sóc tốt kết hợp với phương pháp xoay trở, phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh sớm để phòng ngừa và giảm các di chứng nặng nề về sau. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học thì việc áp dụng các phương pháp chăm sóc, điều trị hiện đại đã giúp cho khả năng lành vết loét và giảm các tổn thương thứ phát rất hiệu quả. Vì vậy, tôi viết chuyên đề “ Chăm sóc và ============================================== 1 ====================================================== phòng ngừa loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động” với các nội dung sau: 1. Chương 1: Tổng quan loét tỳ đè. 2. Chương 2: Các phương pháp dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè trên bệnh nhân liệt vận động. 3. Chương 3: Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân liệt vận động có nguy cơ bị loét tỳ đè. ============================================== 2 Thang Long University Library ====================================================== CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LOÉT TỲ ĐÈ 1. Định nghĩa: Loét do tỳ đè là một loại tổn thương hoại tử da và tổ chức giữa vùng xương với vật có nền cứng, là hậu quả của quá trình bị tỳ đè kéo dài gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào, loét thường xảy ra ở những bệnh nhân liệt vận động, nằm lâu, suy kiệt hoặc mắc các bệnh mạn tính.[5] 2. Cấu trúc và chức năng của da: 2.1.Cấu trúc da: Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, chiếm khoảng 1/6 trọng lượng cơ thể và bao gồm 3 lớp chức năng là: biểu bì, bì và mô mỡ dưới da.[5] Hình 1: Cấu trúc của da - Lớp biểu bì: là lớp ngoài cùng của da, không có mạch máu, sự dinh ============================================== 3 ====================================================== dưỡng của nó dựa vào lớp bì. Lớp biểu bì được biệt hóa để tạo thành lông, móng và các cấu trúc tuyến. Biểu bì được tạo thành bởi sự sắp xếp của nhiều lớp tế bào biểu mô lát tầng sừng hóa. Nằm ngoài cùng của biểu bì là lớp sừng, bị tróc ra liên tục trong quá trình sống gọi là sự tróc vảy. - Lớp bì: nằm dưới lớp biểu bì, đây là lớp dày nhất. Nó được cấu thành bởi mô liên kết gồ nghề và có rất nhiều mạch máu. Bì là lớp chủ yếu của da có nhiệm vụ nâng đỡ và cung cấp chất dinh dưỡng cho lớp biểu bì. - Lớp mô dưới da: nằm dưới lớp bì. Nó gồm chủ yếu là mỡ và các mô liên kết nâng đỡ cho da. Ngoài ra, trong những lớp này còn có các phần phụ của da như: lông, móng, các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn… 2.2.Chức năng của da: Da là lớp màng sinh học không chỉ là vỏ bọc bên ngoài cơ thể mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau [5], [6]: - Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức nhiệt ổn định không quá 370C. - Bài tiết các chất độc như: ure, amoniac, acid uric….ra ngoài cơ thể. - Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D: góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của xương. - Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da. - Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng ,lạnh, đau… 3. Cơ chế bệnh sinh: Tổn thương da do tỳ đè thường bắt đầu trên cơ thể nơi có xương sát với bề mặt của da như: vùng xương chẩm, vùng cùng cụt, mào chậu, bả vai, gót chân….. Những chỗ xương nhô ra này ép một lực lên da từ bên trong. Nếu ============================================== 4 Thang Long University Library ====================================================== bên ngoài cũng là một bề mặt cứng, các mạch máu lưu thông của da bị ép chặt lại. Vì mức độ lưu thông cũng bị suy giảm bởi tình trạng liệt cho nên khí ô-xy lưu thông đến da ít hơn dẫn đến sức bền của da bị giảm sút. Cơ thể cố gắng bù đắp bằng việc gửi thêm nhiều máu đến khu vực đó.[6], [7] Chính sự bù đắp này làm cho chỗ da bị ép phồng lên, gây nên áp lực nhiều hơn cho các mạch máu và làm tổn hại nhiều hơn tới sức khỏe của da. Có thể người bệnh phải nhập viện vài tuần hoặc nằm nghỉ lâu trên giường để chỗ loét lành lại. Với những điểm loét tỳ phức tạp, người bệnh phải trải qua phẫu thuật hoặc ghép da. Hình 2 : Các vị trí có nguy cơ bị loét điểm tỳ cao. 3. Những ai có nguy cơ bị loét tỳ đè? Bất cứ ai, kể cả những người vận động bình thường, đều có thể bị loét tỳ đè nếu họ giữ nguyên một vị trí trong một khoảng thời gian đủ lâu gây ra một áp lực nặng lên một phần của cơ thể. ============================================== 5 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: