Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

Số trang: 169      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 84,500 VND Tải xuống file đầy đủ (169 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã, đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Đối với nước ta, trong sự nghiệp CNH, HĐH, cuộc cách mạng KH&CN vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức lớn. Vì vậy, nếu đất nước ta biết tiếp thu có chọn lọc, ứng dụng kịp thời và phù hợp những thành tựu mới nhất của KH&CN vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay LUẬN VĂN:Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoahọc và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã,đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở tất cả các quốcgia và dân tộc trên thế giới. Đối với nước ta, trong sự nghiệp CNH, HĐH, cuộc cáchmạng KH&CN vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức lớn. Vìvậy, nếu đất nước ta biết tiếp thu có chọn lọc, ứng dụng kịp thời và phù hợp những thànhtựu mới nhất của KH&CN vào thực tiễn sẽ tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất pháttriển, ngược lại, nếu không biết tiếp thu và ứng dụng kịp thời thì khoảng cách chênh lệchvề trình độ giữa nước ta với các nước tiên tiến ngày một xa hơn, sự nghiệp xây dựngCNXH cũng khó khăn hơn nhiều. Nhận thức rõ vấn đề này, trong Nghị quyết Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định:Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sáchhàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [25,tr. 112]. Với tư cách là chủ thể chính sáng tạo ra tri thức khoa học, đội ngũ trí thức ViệtNam chính là lực lượng đi đầu trong việc xây dựng nền tảng KH&CN cho sự phát triểncủa đất nước. Cho nên, nước ta cần phải phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ tríthức, đặc biệt là đội ngũ trí thức thuộc lĩnh vực KH&CN. Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liênhiệp Hội) là lực lượng nòng cốt của trí thức KH&CN Việt Nam, trong những năm quađội ngũ này đã có những đóng góp to lớn vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước:Tham gia chuẩn bị, góp ý kiến cho các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; phổbiến kiến thức, khuyến khích đưa nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; Tưvấn, phản biện, giám định xã hội về khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội. Vì vậy, để tạođiều kiện cho đội ngũ này phát huy hơn nữa vai trò của mình trong sự nghiệp CNH, HĐHđất nước, ngày 11 - 11 - 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 45 -CT/TW: Về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.Sau bảy năm thực hiện Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, đội ngũ trí thứcthuộc Liên hiệp Hội đã đạt được nhiều thành tựu trong một số lĩnh vực quan trọng, gópphần tạo tiền đề để KH&CN Việt Nam tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệpHội còn tồn tại một số hạn chế nhất định: Hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềmnăng của đội ngũ này, chưa đáp ứng tốt những yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH nói riêng và sự nghiệp xây dựng CNXH nói chung ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Để góp phần làm rõ vai trò, đặc điểm và nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của độingũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tôi đãchọn đề tài : Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Namtrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay làm đề tài luậnvăn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũtrí thức với nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau, trong đó có một số công trình khoa họcđã đề cập đến các góc độ mà đề tài cần nghiên cứu tham khảo và kế thừa: - Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước (1995) - ĐỗMười, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội : Tác phẩm tập hợp những bài phát biểu của ĐỗMười về trí thức. Qua đó đã khẳng định quan điểm của Đảng ta về vai trò của trí thức vànhiệm vụ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước. - Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng (1995) - Phạm Tất Dong (chủ biên),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắcvề đội ngũ trí thức Việt Nam. Từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã đi sâu phân tích quanniệm hiện đại về trí thức, trên cơ sở đó nghiên cứu đội ngũ trí thức Việt Nam qua cácthời kỳ lịch sử của thế kỷ 20. Từ việc nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu... đếntâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằmphát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. - Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiệnđại hóa (2001) - GS. Phạm Tất Dong (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội : Trêncơ sở nghiên cứu khái quát tình hình CNH, HĐH đất nước và một số yêu cầu đặt ra vềnguồn lực trí tuệ; tác giả đã khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trong CNH, HĐH,làm rõ ưu, nhược điểm của đội ngũ trí thức ở nước ta, từ đó đề xuất những định hướngtrong hoạch định chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 -2010. - Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước (1998) - PTS. Nguyễn Quốc Bảo -Đoàn Thị Lịch, Nxb Lao động, Hà Nội: Tác phẩm đã khái quát tình hình biến đổi của tríthức Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phân tích những hạn chế, ưu điểm của trí thứcViệt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đápứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. - Một số vấn đề về trí thức Việt Nam (1998) - Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội: Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức nóichung đối với tiến bộ xã hội; làm rõ những đặc điểm của trí thức Việt Nam trong tiếntrình lịch sử và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đềra những phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách kinh tế - xã h ...

Tài liệu được xem nhiều: