Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.22 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương" Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệuquả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải DươngLuận văn tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trongđó có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế củaViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành côngcuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiềuthách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển.Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng. Do đómuốn thu hút được nhiều vốn trước hết phải làm tốt công tác tín dụng. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trívô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng nhưtham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tíndụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó. Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã góp phần quan trọng trongsự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ởnước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứngkịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất để không ngừng phát triển kinhtế, nâng cao dời sống nhân dân, có được kết quả đó phải kể đến sự đóng gópcủa NHNo&PTNT huyện Kinh Môn, một trong những chi nhánh trực thuộcNHNo&PTNT tỉnh Hải Dương. Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đếntừng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh HảiDương cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Võ Ngoạn, em mạnh dạnchọn đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngânhàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương nhằm mục đích tìm ranhững giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triểnkinh tế xã hội toàn địa bàn huyện. Bài luận văn gồm 3 chương :Chương I: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ.Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện KinhMôn trong thời gian qua. Chương III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ gia đình tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương.Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘI- HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ ĐỐI VỚI NỀNKINH TẾ. 1. Khái quát chung. Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giaođất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trênmột số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định. Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà cácthành viên có tài sản chung để hoạt động kinh doanh kinh tế chung trong quanhệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong mộtsố lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ đề trongcác quan hệ đó. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thểtrong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó. 1.1. Đại diện của hộ sản xuất: Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi íchchung của hộ. Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện củahộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuấtxác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụcủa hộ sản xuất. 1.2. Tài sản chung của hộ sản xuất: Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhautạo lập nên hoặc được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viênthoả thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũnglà tài sản chung của hộ sản xuất. 1.3.Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất: Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền,nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất.Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung củahộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịutrách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.Luận văn tốt nghiệp 1.4. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất: Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động ,có các điều kiện về đất đai, mặtnước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thứcvề thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếukhông có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tếhộ không thể chuyể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: