Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.71 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam ngày càng được phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, sự phát triển đó gắn chặt với sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại (PSTN), điện thoại di động (GSM), mạng truyền số liệu (DATA), mạng internet... không chỉ góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là hạ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô LUẬN VĂN:Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Namngày càng được phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, sự phát triển đó gắn chặt với sựphát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, trong đó công nghệ thông tin đóng vai tròthen chốt. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại (PSTN), điện thoại di động(GSM), mạng truyền số liệu (DATA), mạng internet... không chỉ góp phần xây dựng nềnkinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là hạ tầng kinh tế kỹ thuật để gópphần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu ảnh hưởng củacông nghệ thông tin đối với đời sống văn hóa là vô cùng quan trọng. Trong đời sống vănhóa, thông tin đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển ở cả hai lĩnh vực: Vậtchất và tinh thần bởi tính ứng dụng của nó. Điều này càng được nhìn nhận rõ hơn trongbối cảnh có sự phát triển kinh tế đối ngoại, xu thế quốc tế hóa kinh tế và toàn cầu hóa. Xét như vậy, muốn đánh giá sự phát triển văn hóa của một quốc gia hiện nay thìkhông thể không nhìn nhận nó trong và dưới sự tác động của công nghệ thông tin trongđó quan trọng hơn cả là thông tin trên internet bởi tính nhanh nhạy, tính toàn cầu cùngvới những ứng dụng tiện lợi và kho tàng tri thức kỳ diệu mà dịch vụ internet mang đếncho người sử dụng. 1.2. Tại Việt Nam, việc phổ cập internet đến từng người dân đang là mục tiêu củachính phủ. Năm 2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã quyết tâm lấy internet kích cầucông nghệ thông tin. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã xây dựng dự áninternet cộng đồng nhằm đưa internet đến hơn 10.000 điểm Bưu điện - văn hóa xã hoặccác cơ sở tương đương, hơn 600 Trung tâm văn hóa quận huyện, tỉnh, hơn 800 trườngĐại học, Cao đẳng, Trung học và phổ thông, 130 bệnh viện lớn và trọng điểm... nhằmxây dựng một cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước. 1.3. Như vậy, vấn đề đặt ra cho những người làm quản lý văn hóa là sẽ phải xácđịnh được vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trực tiếp đốimặt với những ảnh hưởng của sự phát triển internet ở Việt Nam. Kinh tế nào thì văn hóaấy, song một khi kinh tế phát triển nhanh đi trước quá xa so với văn hóa thì sẽ gặp phảinhững bất cập. Vậy sự nhận thức của người Việt Nam sử dụng internet như thế nào, cầnđiều chỉnh, giáo dục hướng dẫn những gì khi internet - một sản phẩm văn minh của nhânloại còn là một dịch vụ mới mẻ đối với người Việt Nam. Đây là những vấn đề đượcChính phủ và các nhà cung cấp đang quan tâm, đặc biệt với những nhà văn hóa thì đâycũng là một thách thức trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của internet đối với đời sống văn hóa củangười Việt Nam sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn sự phát triển của vănhóa nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 1.4. Theo con số thống kê chính thức của Bộ Bưu chính - Viễn thông thì 86% sốngười truy cập internet hàng ngày ở Việt Nam tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Hà Nội là một trong hai địa bàn chính có số ngườitruy nhập internet cao hiện nay và là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nướcnên người viết mạnh dạn chọn đề tài: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủđô làm luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Văn hóa học cho mình. Đề tài này tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của internet với đời sống vănhóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tầng lớp học sinh,sinh viên, các cán bộ nghiên cứu, những nhà quản lý. Ngoài ra, đề tài cũng phân tíchnhững hệ quả của sự phát triển mạng internet ở Việt Nam nhằm giúp cho người sử dụngdịch vụ internet có cách đánh giá và tiếp thu nền văn hóa, văn minh của nhân loại mộtcách có chọn lọc trước những thông tin mà dịch vụ này mang lại. 2. Tình hình nghiên cứu và sưu tầm 2.1. Về nghiên cứu Dịch vụ internet là sản phẩm văn minh của thời đại, mới được chính thức sử dụngở Việt Nam từ năm 1997. Tuy vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, cácnhà khoa học viết về lĩnh vực này, tuy nhiên đó chỉ là những công trình khoa học đi sâunghiên cứu về kỹ thuật và học thuật, về cấu trúc mạng hay công nghệ công cụ xây dựng,hướng dẫn cách truy cập, khai thác... Đứng trên quan điểm xã hội học đã có một vài côngtrình của các tác giả là giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giảTrần Hữu Quang trong cuốn sách Chân dung công chúng truyền thông cũng đi sâu phântích mối quan hệ đa chiều giữa truyền thông đại chúng và những người tiếp nhận nhưngtác giả chưa đề cập gì đến internet - một loại truyền thông mới. Viết về internet, tác giảPhạm Thị Thanh Tâm đưa ra cái nhìn thực tế hơn về những khó khăn mà chúng ta thựcsự phải đối đầu khi bước vào xa lộ thông tin với internet. Đó chính là vấn đề mới mẻ đòihỏi các nhà quản lý cần quan tâm giải quyết. Một số khảo sát của sinh viên khoa Xã hộihọc - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền về Mức độ hài lòng về việc truy cập internettrong sinh viên cũng cho thấy được nhu cầu của lớp tri thức trẻ về internet. Năm 2001một cuộc hội thảo quốc tế mang chủ đề Trẻ em trên mạng internet (Kid - on line) được tổchức tại Hà Nội, báo cáo dự hội nghị là những nghiên cứu về tình hình sử dụn g internetcủa trẻ em cùng những vấn đề có liên quan ở các nước châu á. Tham dự hội thảo này,Việt Nam có hai báo cáo xã hội học, đó là Một nghiên cứu thử nghiệm về trẻ em và cáctrò chơi điện tử ở Việt Nam (An exploratory study of children and electronic games inVietnam) của Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Quý Nghi; Nghiên cứu ảnh hưởng củainternet đến trẻ em, trường hợp Hà Nội (Stealing access - ...

Tài liệu được xem nhiều: