Danh mục

Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.13 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điện năng là một loại hàng hoá chiến lược, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối phát triển điện lực của Đảng, được Nhà nước tập trung đầu tư và chỉ đạo, điện lực đã từng bước vươn lên và không ngừng phát triển, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do những tính chất đặc thù riêng có, điện năng do Nhà nước độc quyền quản lý. Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân" - - - - - - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPMột số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân LỜI MỞ ĐẦU Điện năng là một loại hàng hoá chiến lược, có vai trò cực kỳ quan trọng trongnền kinh tế quốc dân. Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối phát triển điệnlực của Đảng, được Nhà nước tập trung đầu tư và chỉ đạo, điện lực đã từng bước vươnlên và không ngừng phát triển, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước. Do những tính chất đặc thù riêng có, điện năng do Nhà nước độc quyền quảnlý. Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hóa, điện năng được cung ứng vì mục tiêuphục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân là chính. Vấn đề kinh doanh bán điệnchưa được đặt ra. Từ đó dẫn đến việc lãng phí trong cung ứng và sử dụng điện năng.Nhưng đến nay thì kinh tế thị trường đã giúp cho hàng hoá điện có một vị trí xứngđáng hơn. Chuyển từ mục tiêu phục vụ cho nhân dân, cho nền kinh tế phát triển sangmục tiêu kinh doanh bán điện ngày càng có hiệu quả hơn. Từ khi nước ta chuyển đổi quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói chung, Điện lực Thanh Xuân nói riêng cũngnhư nhiều ngành kinh tế khác phải cố gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trongđiều kiện mới. Lưới điện trước đây được xây dựng với mục đích cung ứng điện làchính, chưa thực sự quan tâm đến mục tiêu kinh doanh vì vậy điện năng tổn thất kỹthuật, thương mại cao (năm 1994, khi Điện lực Thanh Xuân còn chưa tách khỏiĐiện lực Đống Đa, tổn thất điện năng của chi nhánh điện Đống Đa là 22,6%). Côngtác quản lý đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người quản lý kém. Việc cấp điệnchưa được ổn định, chất lượng điện ở một số khu vực còn chưa đảm bảo, nạn lấy cắp điệnvẫn còn lan tràn như một bệnh dịch... Vấn đề cấp bách được đặt ra đối với Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội nóichung, Điện lực Thanh Xuân nói riêng là nâng cao trình độ quản lý, kiên quyết chặnđứng tệ nạn lấy cắp điện, lập lại trật tự thị trường trong kinh doanh bán điện, từngbước giảm tổn thất điện năng đến mức tối đa. 1 Trong thời gian thực tập tại phòng kinh doanh bán điện ở Điện lực ThanhXuân, được sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên trong phòng và đặc biệt được sự hướngdẫn của PGS .TS Phạm Quang Huấn, trên cơ sở những kiến thức đã được nhà trườngtrang bị cùng với việc nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và phân phối điện năngtại Điện lực Thanh Xuân, tôi chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điệnnăng ở Điện lực Thanh Xuân để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương: Chương 1 : Khái quát chung về Điện Lực Thanh Xuân Chương 2 : Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện Lực Thanh Xuân Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất của Điện Lực Thanh Xuân Do kiến thức về thực tế cũng như về lý luận còn nhiều hạn chế nên nội dungchuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được các thầy cô giáo, cácđồng chí lãnh đạo Điện lực Thanh Xuân , các bạn đọc đóng góp ý kiến để giúp tôi tiếptục củng cố và nâng cao trình độ của mình. 2 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC THANH XUÂN1, Quá trình hình thành và phát triển của Điện Lực Thanh Xuân. Theo chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước. Căn cứ nghịđịnh 14CP ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Côngty Điện Lực Việt Nam và ban hành điều lệ Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, ngày1/3/1995 Bộ Trưởng Bộ Năng lượng có quyết định tách Sở Điện lực Hà Nội trựcthuộc Công ty Điện lực I để thành lập Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội trực thuộcTổng Công ty Điện lực Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Công ty cũng như của xã hội, Điệnlực Thanh Xuân đã được tách ra từ Điện lực Đống Đa và chính thức hoạt động độclập từ tháng 7/1997. Lúc đầu số lượng CBCNV của Điện lực Thanh Xuân chỉ có 126 người vớinhiệm vụ chính là quản lý vận hành và sửa chữa điện. Số lượng khách hàng nhận bàngiao từ Điện lực Đống Đa chỉ có gần 20.000 khách hàng tiêu dùng. Dựa vào nhữngkinh nghiệm sẵn có đúc rút từ Điện lực Đống Đa, Điện lực Thanh Xuân đã biết vậndụng một cách sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh còn nhiều khó khăn của mình. Đếnnay tuy thời gian đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mới được ít năm nhưng Điệnlực Thanh Xuân đã có những thành tích đáng kể. Đó là cả một quá trình phấn đấu hếtsức gian khổ của CBCNV và của lãnh đạo Điện lực Thanh Xuân để thích ứng với cơchế thị trường và phấn đấu trở thành đơn vị lá cờ đầu của Công ty Điện lực Thành p ...

Tài liệu được xem nhiều: