Danh mục

Luận văn tốt nghiệp 'Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 820.30 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công nghiệp là một ngành đã có từ rất lâu, phát triển từ trình độ thủ công lên trình độ cơ khí, tự động, từ chỗ gắn liền với nông nghiệp trong khuôn khổ của một nền sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp rồi tách khỏi nông nghiệp bởi cuộc phân công lao động lớn lần thứ hai để trở thành một ngành sản xuất độc lập và phát triển cao hơn qua các giai đoạn hợp tác giản đơn, công trường thủ công, công xưởng... Từ khi tách ra là một ngành độc lập, công nghiệp đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp ”Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ" LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPMột số vấn đề về đầu tư phát triểncông nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ LỜI NÓI ĐẦU Công nghiệp là một ngành đã có từ rất lâu, phát triển từ trình độ thủcông lên trình độ cơ khí, tự động, từ chỗ gắn liền với nông nghiệp trongkhuôn khổ của một nền sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp rồi tách khỏi nôngnghiệp bởi cuộc phân công lao động lớn lần thứ hai để trở thành một ngànhsản xuất độc lập và phát triển cao hơn qua các giai đoạn hợp tác giản đơn,công trường thủ công, công xưởng... Từ khi tách ra là một ngành độc lập,công nghiệp đã đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ngàynay, mặc dù không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong các nhóm ngành kinh tế(Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) nhưng sự phát triển của ngành côngnghiệp vẫn ảnh hưởng nhiều đến các ngành kinh tế khác và toàn bộ nền kinhtế quốc dân. Những đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP vẫn rất lớn.Vìvậy, vấn đề đầu tư phát triển công nghiệp rất quan trọng, không những gópphần gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp mà còn có tác dụng thúcđẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Vì vậy, ở mỗi vùng khác nhau, vớichiến lược phát triển kinh tế khác nhau mà đầu tư phát triển công nghiệp cónhững điểm khác nhau. Trong quá trình phát triển kinh tế, nước ta đã trải quanhiều lần phân vùng. Từ đó hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm để cóquy hoạch phát triển riêng cho phù hợp với từng vùng. Ngày nay, nước ta cóba vùng kinh tế lớn: Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)Bắc Bộ, vùng KTTĐTrung Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong đó, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùngkinh tế năng động, có tốc độ phát triển công nghiệp đứng thứ hai sau vùngKTTĐ phía Nam. Vùng có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời, và có nhiềutiềm năng trong sản xuất công nghiệp. Do đó, nếu có chiến lược đầu tư pháttriển công nghiệp hợp lý, vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ phát huy vai trò kinh tế chủ 1đạo của mình trong nền kinh tế của cả nước, công nghiệp nói riêng và nềnkinh tế nói chung của vùng này có bước phát triển vượt bậc. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài : Một số vấn đề về đầu tư phát triểncông nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ làm luận văn để tìm hiểu kỹ hơn về tìnhhình đầu tư phát triển công nghiệp của một vùng kinh tế quan trọng của cảnước. Luận văn gồm ba chương: Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ. Chương II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNGKTTĐ BẮC BỘ. Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Từ Quang Phương đã tận tìnhhướng dẫn và sửa chữa để em có thể hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn cáccô bác ở Vụ Kinh tế Địa phương và Lãnh thổ - Bộ KH-ĐT, đặc biệt là sựhướng dẫn trực tiếp của TS.Phạm Thanh Tâm đã giúp đỡ em trong quá trìnhtìm tài liệu và chỉnh sửa luận văn cho hợp lý. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo hướng dẫn,các cô bác trên Vụ và các thầy cô giáo trong bộ môn để em có thể hoàn thiệnluận văn, đáp ứng tốt hơn nội dung và mục đích nghiên cứu. Sinh viên Nguyễn Thuỳ Thương 2 Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ I. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNGĐIỂM. 1. Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm. Trước tiên, chúng ta tìm hiểu thế nào là một vùng kinh tế. Trước đây khái niệm vùng kinh tế hay vùng kinh tế cơ bản được ViệtNam và Liên Xô sử dụng nhiều. Nhiều nước khác sử dụng khái niệm vùngkinh tế - xã hội. Nội dung của nó gắn với các điều kiện địa lý cụ thể, có cáchoạt động kinh tế - xã hội tương thích trong điều kiện kỹ thuật - công nghệnhất định. Nhiều nước trên thế giới phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinhtế - xã hội để hoạch định chiến lược, xây dựng các kế hoạch phát triển, xâydựng hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô để quản lý vùng nhằm đạt được mụctiêu phát triển chung của đất nước. Ví dụ: Ở Nhật Bản, người ta chia lãnh thổ quốc gia thành 5 vùng (vào nhữngnăm 1980). Ở Pháp, người ta chia đất nước họ thành 8 vùng (từ những năm 1980). Ở Canada, người ta chia lãnh thổ quốc gia thành 4 vùng (vào đầu nhữngnăm 1990). Ở Việt Nam hiện nay (1998), lãnh thổ đất nước được chia thành 8 vùngđể tiến hành xây dựng các dự án quy hoạch phát triển kinh - xã hội đến năm2010. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng4 năm 2001) đã chỉ rõ định hướng phát triển ...

Tài liệu được xem nhiều: