Luận văn tốt nghiệp: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Số trang: 131
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.38 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã và đang đạt được nhiều thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế; trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất, dẫn tới sự ra đời của nền kinh tế tri thức chính là con người. Con người là nhân tố đặc biệt quan trọng trong mọi tiến trình biến đổi của lịch sử, của mọi quá trình sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp LUẬN VĂN: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã và đang đạt được nhiều thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế; trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất, dẫn tới sự ra đời của nền kinh tế tri thức chính là con người. Con người là nhân tố đặc biệt quan trọng trong mọi tiến trình biến đổi của lịch sử, của mọi quá trình sản xuất, đồng thời cũng là lực lượng tiêu thụ các thành quả vật chất và tinh thần do chính con người sáng tạo ra. Trong hoạt động kinh tế con người là nguồn gốc duy nhất của cái gọi là nguồn nhân lực - một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng của mọi hoạt động, mọi quá trình kinh tế. Nguồn nhân lực không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn là nguồn gốc duy nhất của giá trị và do đó là giá trị tăng thêm; hơn nữa nó còn là nhân tố quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Nếu không dựa trên nền tảng nguồn nhân lực có thể chất, trình độ văn hoá, khoa học - công nghệ và nhiệt tình cao thì không thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, vốn, khoa học và công nghệ. Vì lẽ đó, việc sản sinh nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng đối với các quốc gia; ngày nay nó lại càng trở nên cấp bách và mang tính chiến lược, là chìa khoá cho sự phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan toả của kinh tế tri thức. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vào những năm tới, thì Việt Nam phải phát huy được những lợi thế của nguồn nhân lực hiện có và phải có chiến lược, giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả và hợp lý, vì thế việc nghiên cứu vấn đề: “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp” ở nước ta hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xoay quanh vấn đề nguồn nhân lực thì đã có nhiều nghiên cứu, mà đáng chú ý nhất là những công trình sau: - Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Dự thảo chiến lược nguồn nhân lực 2001 - 2010, Hà Nội. - Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi. - GS,TS Vũ Năng Dũng (chủ biên) (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số KX - 07 (1995), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.08 đề tài KX 08-01 (1995), Báo cáo tổng hợp hệ quan điểm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, Hà Nội. - Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,VS Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS.TS Nguyễn Đình Kháng (2002), “Kinh tế tri thức và những vấn đề mới đặt ra cho lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (1), tr.19 - 21. - GS.TS Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Mai Quốc Chánh (chủ biên) (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hầu hết các các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của nguồn nhân lực, mà đặc biệt đã có một số công trình đề cập đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đến nay trong số các công trình được công bố chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp trên phương diện kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của NNL cũng như quá trình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp để xác định phương hướng, giải pháp đào tạo phát triển NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa CNH, HĐH nông nghiệp với việc đào tạo NNL cho tiến trình đó, để vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Do lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, H ĐH nông nghiệp ở nước ta là vấn đề lớn và phức tạp, để phù hợp với yêu cầu của luận văn Thạc sĩ và để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác mà học viên đang đảm nhiệm hiện nay, nên luận văn chỉ chú trọng tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp mà chủ yếu là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2010. 5. Phương pháp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp LUẬN VĂN: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã và đang đạt được nhiều thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế; trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất, dẫn tới sự ra đời của nền kinh tế tri thức chính là con người. Con người là nhân tố đặc biệt quan trọng trong mọi tiến trình biến đổi của lịch sử, của mọi quá trình sản xuất, đồng thời cũng là lực lượng tiêu thụ các thành quả vật chất và tinh thần do chính con người sáng tạo ra. Trong hoạt động kinh tế con người là nguồn gốc duy nhất của cái gọi là nguồn nhân lực - một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng của mọi hoạt động, mọi quá trình kinh tế. Nguồn nhân lực không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn là nguồn gốc duy nhất của giá trị và do đó là giá trị tăng thêm; hơn nữa nó còn là nhân tố quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Nếu không dựa trên nền tảng nguồn nhân lực có thể chất, trình độ văn hoá, khoa học - công nghệ và nhiệt tình cao thì không thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, vốn, khoa học và công nghệ. Vì lẽ đó, việc sản sinh nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng đối với các quốc gia; ngày nay nó lại càng trở nên cấp bách và mang tính chiến lược, là chìa khoá cho sự phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan toả của kinh tế tri thức. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vào những năm tới, thì Việt Nam phải phát huy được những lợi thế của nguồn nhân lực hiện có và phải có chiến lược, giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả và hợp lý, vì thế việc nghiên cứu vấn đề: “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp” ở nước ta hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xoay quanh vấn đề nguồn nhân lực thì đã có nhiều nghiên cứu, mà đáng chú ý nhất là những công trình sau: - Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Dự thảo chiến lược nguồn nhân lực 2001 - 2010, Hà Nội. - Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi. - GS,TS Vũ Năng Dũng (chủ biên) (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số KX - 07 (1995), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội. - Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.08 đề tài KX 08-01 (1995), Báo cáo tổng hợp hệ quan điểm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, Hà Nội. - Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,VS Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS.TS Nguyễn Đình Kháng (2002), “Kinh tế tri thức và những vấn đề mới đặt ra cho lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (1), tr.19 - 21. - GS.TS Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Mai Quốc Chánh (chủ biên) (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hầu hết các các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của nguồn nhân lực, mà đặc biệt đã có một số công trình đề cập đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đến nay trong số các công trình được công bố chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp trên phương diện kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của NNL cũng như quá trình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp để xác định phương hướng, giải pháp đào tạo phát triển NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa CNH, HĐH nông nghiệp với việc đào tạo NNL cho tiến trình đó, để vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Do lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, H ĐH nông nghiệp ở nước ta là vấn đề lớn và phức tạp, để phù hợp với yêu cầu của luận văn Thạc sĩ và để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác mà học viên đang đảm nhiệm hiện nay, nên luận văn chỉ chú trọng tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp mà chủ yếu là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2010. 5. Phương pháp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hiện đại hoá nông nghiệp công nghiệp hoá nguồn nhân lực kinh tế chính trị cao học kinh tế luận văn kinh tế luậm văn chính trị thạc sỹ kinh tế luận vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 289 0 0 -
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 244 5 0 -
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 232 0 0 -
Bài thuyết trình Tuyển mộ nguồn nhân lực - Lê Đình Luân
25 trang 223 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 214 0 0 -
79 trang 211 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 206 0 0 -
4 trang 201 0 0
-
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 199 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 199 0 0