Danh mục

Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam”

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 805.83 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam trở thành một trong những nước thành công nhất trong công tác giảm nghèo. Từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90, tỷ lệ phần trăm những người nghèo đã giảm từ 70% xuống khoảng 1/3. Theo nghiên cứu đáng tin cậy về tình trạng nghèo đói thì “hầu như không một nước nào khác trên thế giới giảm nghèo nhanh bằng trong một thời gian ngắn như vậy” (Ngoại trừ Trung Quốc và Indonesia trong những năm 80) (Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, "Attacking poverty" 1999)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam”LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPNhật Bản - Thị trường tiềm năngcho thủ công mỹ nghệ Việt NamKhoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư LỜI MỞ ĐẦU ------1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam trở thành một trong những nước thành công nhất trongcông tác giảm nghèo. Từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90, tỷ lệphần trăm những người nghèo đã giảm từ 70% xuống khoảng 1/3. Theonghiên cứu đáng tin cậy về tình trạng nghèo đói thì “hầu như không mộtnước nào khác trên thế giới giảm nghèo nhanh bằng trong một thời gianngắn như vậy” (Ngoại trừ Trung Quốc và Indonesia trong những năm 80)(Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, Attacking poverty 1999) Một trong những yếu tố thường được nói đến cho sự thành công xuấtkhẩu của Việt Nam của những năm đầu của thập kỷ 90 là nỗ lực mạnh mẽcủa chính phủ trong chuyển dịch chính sách kinh tế từ việc thay thế nhậpkhẩu sang hướng vào xuất khẩu, tự do hóa kinh tế và đi theo nền kinh tế thịtrường. Bên cạnh những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế làviệc chính phủ Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận có hệ thống và năngđộng đối với phát triển xuất khẩu với một phác thảo lâu dài, thể hiện trongviệc liên tục thay đổi chính sách cho phù hợp trên cơ sở những kinhnghiệm và nghiên cứu có được. Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa đất nước (năm 2000, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đứng thứ támvề kim ngạch xuất khẩu, đạt 235 triệu USD) đã trải qua nhiều thăng trầm,hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mới với chỉ tiêu đạt 1 tỷ USD kimngạch xuất khẩu năm 2005. Là những sản phẩm của ngành nghề thủ côngtruyền thống, mang đậm nét của một nền văn hoá dân tộc, có những dấu ấn 1Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thưlịch sử, nên hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứngnhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoáphẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinhhoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầungày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu cao trên thị trường quốc tếtheo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, các dân tộc trên thế giới.Quan tâm phát triển các ngành nghề này, mở rộng tiêu thụ các sản phẩmđược làm ra trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, làmsống động những ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và pháttriển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam. Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụnglớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trongnước; góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề nhàn cư, nhất làtrong tầng lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, cáctệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điềukiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấnđề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển và xuất khẩu thủ công mỹnghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghềvà kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đờisau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc.2. Mục đích nghiên cứu Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càngphát triển. Đó là do nền kinh tế thị trường của Việt Nam ngày càng pháttriển, môi trường kinh tế ngày càng được cải thiện và mối quan tâm của các 2Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thưdoanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam - một bạn hàng lớn nhiều tiềmnăng ở châu Á ngày càng cao. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản năm 1999 tăng 20%so với năm trước, đạt 1,8 tỷ USD. Những sản phẩm xuất khẩu chính là dệtmay, hải sản, đồ gỗ, giày dép, thủ công mỹ nghệ ... Nhật Bản với dân sốhơn 120 triệu người và là nước có thu nhập bình quân đầu người cao, vìvậy được xem là thị trường có sức hấp dẫp lớn. Nhật Bản nhập khẩu nhiềuloại hàng hóa từ nhiều nước trên thế giới và đã trỏ thành một trong nhữngnước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Đồng thời Nhật Bản cũng là thịtrường đòi hỏi chất lượng, mẫu mã và thời hạn giao hàng khắt khe nhất. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, qua tìm hiểu nghiên cứu xét thấyNhật Bản đang là thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đối với mặt hàng thủcông mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam, cộng với những năm trau dồi kiếnthức và lý luận trong trường Đại học Ngoại thương, đồng thời được sự giúpđỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ, em xinchọn đề tài: “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệViệt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua tình hình thựctế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản, thấy rõ những thuận lợi vàkhó khăn đối với thị trường Nhật trong những năm gần đây, em xin đưa ramột số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệsang Nhật Bản.3. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận và thựctiễn, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dự báo, từ đó đưa ra những 3Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thưgiải pháp tối ưu đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ củaViệt Nam vào thị trường Nhật Bản.4. Nội dung nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốtnghiệp bao gồm 3 chương:Chương I: Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt NamChương II: Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sangthị trường Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng.Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng ...

Tài liệu được xem nhiều: