Danh mục

Luận văn tốt nghiệp Quản lý xã hội: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở của trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 103.50 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, bản, trong hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, bản trong quản lý xã hội trên địa bàn huyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp Quản lý xã hội: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở của trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Giữ  vững  ổn định chính trị, xã hội  ở  nông thôn và phát triển nông nghiệp,  nâng cao đời sống của nhân dân là một trong những điều kiện đảm bảo sự ổn định  và phát triển góp phần đẩy mạnh sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất  nước. Để  đảm bảo  ổn định chính trị  ­ xã hội  ở  nông thôn đòi hỏi phải tiến hành   đồng thời nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản là và phát huy dân chủ ở cơ  sở. Song để bảo đảm phát huy dân chủ ở cơ sở thì đội ngũ trưởng thôn, bản đóng  một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trưởng thôn,  bản, già làng chính là nhằm tạo dựng nhân tố giữ vững ổn định chính trị ­ xã hội ở  cơ sở. Thôn, làng, bản,  ấp là cộng đồng dân cư  truyền thống  ở  nông thôn Việt  Nam, tuy không phải là một cấp chính quyền, song thôn, bản có vai trò rất quan   trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở xã, đặc biệt đó là đội  ngũ   trưởng thôn, bản đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc giúp Uỷ Ban nhân dân  xã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, mặt khác cũng đảm bảo đời sống   chính trị  ­ xã hội của người dân. Có thể  nói,  ở  đâu đội ngũ cán bộ  thôn, bản có  trình độ, năng lực và tâm huyết thì ở đó ý thức trách nhiệm và hiệu quả hoạt động  kinh tế  ­ xã hội của cộng đồng được nâng cao. Thực tế   ở  nông thôn Việt Nam   hiện nay cho thấy chất lượng hoạt động của đội ngũ trưởng thôn, bản cho đáp  ứng yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới, chưa thưc sự  là nhân tố  để  phát  huy dân chủ ở cơ sở.  Xuất phát từ thực tế trên, em nhận thấy việc nâng cao hiệu quả hoạt động  của trưởng thôn, bản trong quản lý xã hội cấp cơ  sở  là một yêu cầu cấp bách và  thiết thực. Với những lý do trên, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động   quản lý xã hội cấp cơ sở  của trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Hàm Yên,   tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay”  làm đề  tài tốt nghiệp đại học chuyên  ngành quản lý xã hội của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Thôn, bản và trưởng thôn, bản, già làng là vấn đề được Đảng và Nhà nước  ta rất quan tâm, đặc biệt là các cấp chính quyền địa phương, thực tế đã có nhiều  đề  tài nghiên cứu về  vấn đề  này. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công  bố ở những dạng khác nhau như: “Tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước   (dành cho trưởng thôn, bản)”  của Ban tổ  chức cán bộ  chính phủ, Hà Nội năm  1998. “Tính tự quản của cộng đồng làng  xã với việc kiện toàn hệ thống chính trị   cơ  sở”  trên tạp chí tổ  chức nhà nước 11.2002, “Tăng cường sự  tham gia của   trưởng thôn, bản trong hoạt  động quản lý Nhà nước  ở  cấp cơ  sở  (theo số  liệu   của tỉnh Bắc Giang)  của tác giả  Cao văn Sâm...vv. Các tài liệu đó đề  cập đến  nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Các công trình đó sẽ được tác giả sử dụng  làm nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho đề tài khoá luận này. Ở huyện Hàm Yên vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề  nâng cao   hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, bản chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu cụ  thể, vấn đề mới chỉ được đề cập trong các báo cáo tổng kết của uỷ ban nhân dân  huyện qua các năm. Vì vậy hướng đề tài mà em chọn hi vọng sẽ làm sáng tỏ hơn  vấn đề  nâng cao hiệu quả  hoạt động của trưởng thôn, bản trong quản lý xã hội  cấp cơ sở ở huyện Hàm Yên hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đánh giá thực trạng hiệu quả  hoạt động của trưởng thôn, bản, trong hoạt  động quản lý xã hội cấp cơ sở, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm  nâng cao hiệu quả  hoạt động của trưởng thôn, bản trong quản lý xã hội trên địa  bàn huyện.  3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, khoá luận có các nhiệm vụ cụ thể như sau: ­ Làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động của trưởng  thôn, bản trong quản lý xã hội cấp cơ sở.  ­ Làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, bản trong quản lý   xã hội cấp cơ sở trên địa bàn huyện Hàm Yên.  ­ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động  của đội ngũ trưởng thôn, bản trong quản lý xã hội cấp cơ  sở  trên địa bàn huyện  Hàm Yên trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu   4.1. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu chính của đề  tài là hiệu quả  hoạt động của trưởng   thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn huyện Hàm Yên.  4.1. Phạm vi nghiên cứu ­ Không gian: Đề  tài chỉ  giới hạn nghiên cứu trên địa bàn huyện Hàm Yên,  tỉnh Tuyên Quang. ­ Thời gian: Đề  tài tiến hành nghiên cứu chủ  yếu trong giai đoạn từ  năm  2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn   Khoá luận được thực hiện chủ  yếu dựa trên phương pháp luận duy vật   biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac ­ Lenin, Tư  tưởng Hồ  Chí Minh,   các chủ  trương, quan điểm, Nghị  quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà  nước. Khoá luận cũng xuất phát từ tình  hình hoạt động của trưởng thôn, bản, trên   địa bàn huyện Hàn Yên thời gian qua.  5.2. Phương pháp nghiên cứu  Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương  pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu, phân tích tài liệu, tổng hợp, so sánh, đặc biệt  chú trọng đến phương pháp khảo nghiệm thực tế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu  đến năm 2020 cơ  bản trở  thành một nước công nghiệp phát triển. Muốn hoàn  thành mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ  văn minh phải  phát triển kinh tế bền vững, để  phát triển được kinh tế  thì yếu tố  quan trọng đó  chính là con người. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: