Danh mục

Luận văn tốt nghiệp 'Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội'

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 695.33 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bước sang thiên niên kỷ thứ 3 của loài người, cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật và những thành tựu rực rỡ về kinh tế -văn hoá-giáo dục, thì vẫn còn có tới 2/3 dân số thế giới sống trong cảnh nghèo đói, thiếu nước sạch, thiếu sự chăm sóc y tế, giáo dục, thiếu những điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Trong một nỗ lực chung, xoá bỏ nghèo đói, và giảm dần quãng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới, hỗ trợ phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp “Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội” TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. LUẬN VĂNSử dụng vốn ODA trong xâydựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thiên niên kỷ thứ 3 của loài người, cùng với sự phát triển vượtbậc về khoa học kỹ thuật và những thành tựu rực rỡ về kinh tế -văn hoá-giáodục, thì vẫn còn có tới 2/3 dân số thế giới sống trong cảnh nghèo đói, thiếunước sạch, thiếu sự chăm sóc y tế, giáo dục, thiếu những điều kiện sinh hoạttối thiểu. Trong một nỗ lực chung, xoá bỏ nghèo đói, và giảm dần quãng cáchvề trình độ phát triển giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới, hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) đã có những đóng góp tích cực vì mục tiêu phát triểntoàn cầu. Chính phủ Việt Nam hiện đang gánh vác trách nhiệm đưa đất nước tiếnlên con đường phát triển, thông qua việc đề cao các mục tiêu phát triển conngười, đã dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốctế. Tính đến năm 2000, tổng số vốn ODA giải ngân cho Việt Nam đã lên tới7,6 tỷ USD, thông qua các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, y tế, giáodục đào tạo, giao thông, cấp thoát nước, từng bước đã góp phần cải thiện cácchỉ số xã hội, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệphóa, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, văn minh”. Trong cả nước, Hà Nội cũng là một trong các tỉnh, thành phố thu hútđược nhiều vốn ODA trong các dự án phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở. Nhiềucông trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước được xây dựng bằng nguồn vốnODA đã tạo ra những thay đổi khởi sắc trong nếp sống văn minh đô thị. Hiệnnay, chủ trương chung của thành phố là tập trung thu hút, sử dụng vốn ODAhình thành hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở hiện đại, tạo tiền đề cho phát triểnkinh tế. Trong bối cảnh nguồn cung cấp ODA không ngừng giảm sút, sự cạnhtranh quốc tế trong việc thu hút, sử dụng vốn ODA ngày càng diễn ra gay gắt 1thì việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển kếtcấu hạ tầng cơ sở ở Hà Nội, để tìm ra những tồn tại, khó khăn, có biện phápkịp thời tháo gỡ giải quyết là hết sức cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sởhạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội”.2. Mục đích của đề tài Một là, phân tích tình hình sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạtầng kỹ thuật ở Hà Nội. Hai là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trongphát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA trong phát triển hạtầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, thực trạng sử dụng, những thành tựu và khókhăn tồn tại.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp luận được đề tài sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp so sánh, phân tích vàtổng hợp, khái quát hoá vv...5. Kết cấu của bài khóa luận Ngoài lời mở đầu, lời kết và danh mục tài liệu tham khảo, bài khoá luậngồm 3 chương: Chương I: Vài nét về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và vai trò của nguồn vốn này đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Chương II: Thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 23CHƯƠNG 1 - VÀI NÉT VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNHTHỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NÀY ĐỐI VỚI ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG1.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại ODA Khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoànlại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của chính phủ, các tổ chức phichính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chínhquốc tế dành cho nước đang và chậm phát triển. Nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào các nước đang và chậm phát triểnđược thực hiện thông qua các hình thức: - Tài trợ phát triển chính thức (Official Development Finance -ODF) lànguồn tài trợ chính thức của chính phủ cho mục tiêu phát triển. Nguồn vốnnày bao gồm ODA và các hình thức ODF khác trong đó ODA chiếm tỷ trọngchủ yếu. - Tín dụng thương mại từ các ngân hàng (Commercial Credit by Banks)là nguồn vốn chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) là loạihình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, trực tiếp quản lý quá trìnhsử dụng vốn, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, cũng như các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: