Danh mục

Luận văn tốt nghiệp Thu hút FDI tại Trung Quốc

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 849.59 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ USD năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001. Năm 2001, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩu đứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ USD). Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp "Thu hút FDI tại Trung Quốc" - - - - - - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆPThu hút FDI tại Trung QuốcTHU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa,kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cảthế giới. Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷUSD năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001. Năm 2001, Trung Quốc trở thànhnước xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩuđứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ USD). Cho đến nay, tương ứng với các thờikỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thếvà ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận địnhrằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽcủa nền kinh tế Trung Quốc. Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của TrungQuốc trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI). Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu cácnước đang phát triển và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài và thậm chí đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷUSD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tếTrung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệphoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốcthực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuấtkhẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu cácmặt hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nướcTrung Quốc đã thay da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc đượcví như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên mộttrong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.NGUYỄN THỊ THU HẢO, A1 CN9 1THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa sau Trung Quốc 8 năm nên việctham khảo kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài củaTrung Quốc trong quá trình phát triển kinh tế là cần thiết. Về mặt lý luận, nó giúp ta có thêm dữ liệu để hiểu kỹ bản chất của đầu tưtrực tiếp nước ngoài, vừa là điều kiện để đánh giá chuẩn xác hơn sự tác độngcủa loại hình kinh tế này đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vềthực tiễn, Trung Quốc phát triển kinh tế thành công một phần lớn là nhờ đã triệtđể tận dụng những ưu thế của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài học thiết thựcđược đúc kết là nước nào có năng lực thu hút và biết sử dụng hiệu quả đầu tưtrực tiếp nước ngoài thì kết quả đạt được trong quá trình phát triển tương đốithành công. Chúng ta tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc chính là cơ sở để họchỏi những thành công và né tránh những điều chưa hợp lý mà Trung Quốc đãvấp phải. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là “chìa khoá vạn năng”,nó cũng có những mặt trái nên trong khoá luận này, tôi xin đề cập cả nhữngbài học thành công cũng như chưa thành công của Trung Quốc. Tham khảomột cách có chọn lọc những bài học kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết, bổ íchcho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậnchia thành 3 chương:Chương I: Thực trạng thu hút FDI tại Trung Quốc.Chương II: Những bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI tại Trung Quốc.Chương III: Vận dụng kinh nghiệm trong hoạt động thu hút FDI của trungquốc ở Việt Nam. Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi thiếusót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Lý, người đã tậntình hướng dẫn tôi trong việc hoàn thành khoá luận này.NGUYỄN THỊ THU HẢO, A1 CN9 2THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM Hà Nội, tháng 5 năm 2003. Người viết Học viên Nguyễn Thị Thu HảoNGUYỄN THỊ THU HẢO, A1 CN9 3THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI). Kể từ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốcđã có những biến chuyển mạnh mẽ. Có thể tóm tắt quá trình thu hút FDI tạiTrung Quốc thành bốn giai đoạn.I. THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC QUA CÁC GIAI ĐOẠN1. Giai đoạn thăm dò (1979 - 1985) Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tưtrực tiếp nước ngo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: