Danh mục

Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 71      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.14 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện một đất nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, muốn phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm trước mắt phải hướng về nông nghiệp, nông dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long LUẬN VĂN:tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước tađã nhất quán thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận độngtheo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhànước. Trong điều kiện một đất nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, muốnphát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước trong những năm trước mắt phải hướng về nông nghiệp, nông dân vànông thôn. Chính vì thế Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Đặc biệt coi trọng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” [26; tr 24]. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong cả nước nóichung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn,phức tạp, một mặt do điều kiện kinh tế - xã hội, mặt khác do tâm lý sản xuất nhỏ củangười nông dân quy định. Việc khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ, tác phong, nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu gắnliền với nền sản xuất nhỏ là rất cần thiết và là việc làm cực kỳ khó khăn, gian khổ.Nhưng chính việc ấy lại đưa lại hiệu quả to lớn cho việc xây dựng xã hội mới. Chủ tịchHồ Chí Minh đã nói: Những thói quen, nếp nghĩ, truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to,nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ, nên cần cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rấtchịu khó, lâu dài [19; tr 25]. Vì vậy, việc tìm hiểu tâm lý của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long lànhiệm vụ cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề tâmlý sản xuất nhỏ. Nhưng mới dừng lại ở từng khía cạnh tâm lý người nông dân nôngthôn miền Bắc, miền Trung. Việc tìm hiểu tâm lý người nông dân đồng bằng sôngCửu Long thì chưa có công trình nào đề cập tới, có chăng chỉ là những bài viết mangtính khái quát ở một mặt nào đó của tâm lý người nông dân vùng đất mới. 3. Giới hạn của luận văn Luận văn nghiên cứu tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long với tưcách là một bộ phận của ý thức xã hội, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm ranhững biểu hiện đặc thù của tâm lý, trên cơ sở khảo sát ở một số tỉnh thuộc đồng bằngsông Cửu Long (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang). 4. Mục đích và nhiệm vụ. - Xác định những đặc điểm của tâm lý người nông dân đồng bằng sông CửuLong qua khảo sát ở Kiên Giang và nêu một số giải pháp chủ yếu để phát huy tínhtích cực, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực của người nông dân đồng bằng sôngCửu Long. - Để thực hiện mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ dưới đây: + Phân tích những điều kiện hình thành tâm lý người nông dân đồng bằngsông Cửu Long. + Tìm hiểu đặc điểm tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long và sựbiến đổi của nó qua các thời kỳ lịch sử. + Nêu lên một số biện pháp nhằm phát huy những tâm lý tích cực và hạn chếtâm lý tiêu cực của tâm lý người nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: + Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, ý thức xã hội. + Luận văn có tham khảo các công trình trong và ngoài nước có liên quanđến đề tài. - Phương pháp: Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp, phântích tổng hợp, lịch sử, logíc, phương pháp điều tra xã hội học ở một số địa phươnghuyện, thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 6. Cái mới của luận văn - Nêu lên sự biến đổi của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long qua cácthời kỳ lịch sử. - Chỉ ra những mặt tích cực và những biểu hiện tiêu cực mang tính đặc thùcủa tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. - Nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặttiêu cực của tâm lý nông dân đồng bằng sông Cửu Long. 7. ý nghĩa của luận văn - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu giảng dạynhững vấn đề ý thức xã hội nói chung và các vấn đề về tâm lý của người nông dânnói riêng. - Giúp cấp ủy địa phương góp phần hoạch định chính sách đối với nông dântrong vùng. Mặt khác cũng giúp Đảng, chính quyền Nhà nước tìm ra những phươngthức giáo dục nhằm hạn chế những biểu hiện t iêu cực đối với một bộ phận cán bộchủ chốt ở cơ sở có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: