Danh mục

LUẬN VĂN: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 803.17 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 89,000 VND Tải xuống file đầy đủ (89 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ xưa đến nay, việc tìm hiểu bản chất, vai trò của con người luôn là một vấn đề trung tâm trong lịch sử tư tưởng nói chung và lịch sử triết học nói riêng, trong đó có triết học Trung Quốc cổ đại. Khác với con người trong triết học phương Tây, con người trong triết học Trung Quốc cổ đại thường được tìm hiểu dưới góc độ chính trị, xã hội. Các nhà triết học Trung Quốc cổ đại thường đi vào nghiên cứu số phận của con người và con đường giải phóng, phát triển cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay LUẬN VĂN:Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, việc tìm hiểu bản chất, vai trò của con người luôn là một vấn đềtrung tâm trong lịch sử tư tưởng nói chung và lịch sử triết học nói riêng, trong đó có triếthọc Trung Quốc cổ đại. Khác với con người trong triết học phương Tây, con người trongtriết học Trung Quốc cổ đại thường được tìm hiểu dưới góc độ chính trị, xã hội. Các nhàtriết học Trung Quốc cổ đại thường đi vào nghiên cứu số phận của con người và conđường giải phóng, phát triển cho con người. Với những tư tưởng đó, triết học phươngĐông để lại cho nhân loại nhiều bài học quý giá về xây dựng và phát triển con người.Tiểu biểu cho những đặc trưng và giá trị đó trong triết học Trung Quốc là học thuyết triếthọc của Khổng Tử. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, rất nhiều vấn đề đang được đặt ra,trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người. Bởi, con ngườikhông chỉ là mục tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới mà hơn nữa, con người còn làchủ thể của sự nghiệp đó. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định, con người là nguồn lực quantrọng nhất của cách mạng Việt Nam, là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành bại của sựnghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: Lấy việc phát huy nguồn lựccon người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững [27, tr.85]. Đến Đạihội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Con người và nguồn lực là nhân tố quyếtđịnh sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [28, tr.201]. Tuynhiên, con người, với tư cách là chủ thể của sự nghiệp đổi mới, không phải là con ngườichung chung, mà chính là con người mới phát triển toàn diện. Những đặc trưng của conngười mới trong giai đoạn hiện nay được Đảng ta chỉ ra là “con người có ý thức làm chủ, ýthức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tìnhnghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [30, tr.322-323]. Đó là nhữngđức tính cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan của đất nước trong giai đoạn hiệnnay. Xây dựng con người mới là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức to lớn, tuy nhiên, trongthời gian qua, sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta, bên cạnh những thành tựu đãđạt được, vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là sự suy thoái đạođức của một bộ phận không nhỏ nhân dân và sự khủng hoảng của hệ thống giáo dục. Đâylà hai yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng con người mới. Nếu đạo đức là cái gốc củacon người mới thì giáo dục là phương tiện quan trọng nhất để xây dựng con người mới. Ở nước ta, Khổng học có lịch sử tồn tại hàng nghìn năm. Là một học thuyếtchính trị - đạo đức, lấy con người làm trung tâm, Khổng học đã đáp ứng được yêu cầuxây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và đã trở thành hệ tư tưởng củagiai cấp phong kiến Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Với vị trí đó, Khổng học đã len lỏi vàomọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ tư tưởng chính trị đến đạo đức, từ kinh tế cho đến văn hoá,giáo dục biểu hiện tập trung trong nhân cách con người... Vì lẽ đó, có thể nói dấu ấn của tưtưởng Khổng học ở con người Việt Nam là sâu sắc, biểu hiện qua thế giới quan, nhân sinhquan, phong tục tập quán... Ở góc độ nào đó, Khổng học là bộ phận của truyền thống,thậm chí là một trong những cốt lõi của truyền thống. Trong những tư tưởng của Khổng học có ảnh hưởng lớn tới con người và xã hộiViệt Nam, thì tư tưởng giáo dục có vị trí rất quan trọng. Giá trị trong tư tưởng giáo dụccủa Khổng Tử là ông đã đề cao vai trò của giáo dục và yếu tố đạo đức đối với việc xâydựng và phát triển con người. Dưới tác động của tư tưởng giáo dục của Khổng học, chếđộ phong kiến ở nước ta đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, góp phần củng cố,vun trồng đạo lý, gia phong Việt Nam. Mặc dù một số nội dung không còn phù hợp vớiđiều kiện nước ta hiện nay nhưng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nhiều ý nghĩacả về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng con người mới . Từ vai trò và thực trạng của con người mới, cũng như những giá trị to lớn trong tưtưởng giáo dục của Khổng Tử, tôi quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng giáo dục củaKhổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩcủa mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục con người, cũng như vấn đề xây dựng conngười mới đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, hiện có một số tácphẩm như: Khổng học đăng của Sào Nam, Nxb Văn hoá thông tin; Khổng Tử củaNguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: