Danh mục

LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 680.03 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 86,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và HĐND nói riêng gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người yêu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân LUẬN VĂN:Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ củanhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nóichung và HĐND nói riêng gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộcđời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm ch ăm lo việc củng cốkhối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhà nước củadân, do dân, vì dân. Người yêu cầu các cơ quan Nhà nước phải lấy dân làm gốc, nhândân là người chủ đất nước, thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội vàHĐND. Người nhấn mạnh: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương [42, tr.591]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản tinh thần quý báu của Đảngvà của dân tộc ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhànước từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, việc khái quát những nội dungcơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước là hướng tiếpcận mới chưa được đề cập. Đặc biệt, hướng tiếp cận này lại càng có ý nghĩa khi chúng tavận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước trong tổ chức, hoạtđộng của HĐND để HĐND xứng đáng là thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhànước ở địa phương. Sắc lệnh tổ chức và hoạt động của HĐND và UBHC (số 63/SL ngày 22-11-1945) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng choviệc tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thiết chếHĐND đã không ngừng được hoàn thiện, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bộmáy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua,do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nền trong thực tế hoạt động của HĐNDở nhiều địa phương vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy một cách có hiệu quả vịtrí, vai trò của mình. Việc thực hiện bản chất dân chủ trong tổ chức, hoạt động của HĐNDvẫn còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm vận dụng một cách triệt để và thực tế các yêu cầucủa tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước. Với những lý do đó, tác giảchọn vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vậndụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân (từ thực tiễn tổ chức,hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Nghệ An) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Một số vấn đề liên quan đến đề tài như: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đổi mới hệthống chính trị; Cải cách bộ máy nhà n ước; Nhà nước pháp quyền đã được các nhànghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. - Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên), Nguyễn Xuân Tế - Bùi Ngọc Sơn, Tư tưởngHồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc giaThành phố Hồ Chí Minh, 2003. - Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Hội thảo - Nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 1993. - Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Hội thảo - Các nộidung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới, Nhà nước thực sự của dân,do dân, vì dân, Hà Nội, 1997. - Lê Minh Thông (chủ biên), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xãhội, Hà Nội, 2001. - Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, PTS Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên), Cảicách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1998. - Bùi Xuân Đức, Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong điều kiện cảicách bộ máy nhà nước hiện nay, Nhà nước và pháp luật, 12/2003. - Nguyễn Thị Hồi, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở nước ta hiện nay,Luật học, 1/2004. - Nguyễn Hoàng Anh, Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xãtrong giai đoạn hiện nay, Dân chủ pháp luật 3/2003. - Chu Đức Thành, Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện ở nướcta hiện nay, Luận án PTS, Học viện Chính trị quốc gia, 1996... Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhànước hoặc tổ chức và hoạt động của HĐND. Song, chưa có đề tài nào nghiên cứu về bảnchất dân chủ của nhà nước và tổ chức, hoạt động của HĐND từ cách tiếp cận về bản chấtdân chủ của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dânchủ của nhà nước và việc thực hiện bản chất dân chủ trong tổ chức, hoạt động củaHĐND. - Phạm vi nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: