Danh mục

Luận văn: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 90,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của Luận văn: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc" nhằm làm rõ đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2000 và nhất là sự vận dụng vào thực tế ở tỉnh Ninh Thuận. Thông qua thực tế phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số sẽ tạo ra niềm tin vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc LUẬN VĂN:Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, theo thống kê hiện nay nước ta có 54 dântộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số, còn 53 dân tộc thiểu số chiếm 13,8%dân số. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn luôn khẳng định tầmquan trọng của vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Bác Hồ đã xem xét và giải quyếtvấn đề dân tộc trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin. Bác Hồ đã nghiên cứu nghiêm túc vàvận dụng sáng tạo tư tưởng lý luận của C. Mác và V.I. Lênin để đề ra những quan điểm đúng đắn giải quyết những vấnđề phát triển của các dân tộc thiểu số nước ta theo phương hướng là đoàn kết các dântộc trong đại gia đình Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng, thương yêu và giúp đỡ nhauđể đấu tranh cho độc lập, tự do hạnh phúc chung. Tư tưởng bình đẳng, đoàn kết giúp đỡnhau cùng tiến bộ của các dân tộc được nêu từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930,đã được các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể hóa, bổsung và phát triển vì nguyện vọng tha thiết của tất cả nhân dân các dân tộc nước ta làthực hiện độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về chính sách dân tộcđã thu được những thành tựu quan trọng. Trong 15 n ăm đổi mới (1986 - 2000), kinhtế - xã hội ở vùng dân tộc đã phát triển tương đối nhanh, toàn diện. Những thành tựuđó góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị xã hội của đất nước. Kế thừa truyềnthống quí báu của dân tộc, Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàndân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc [29, tr. 127-128]. Ninh Thuận là một tỉnh có đông dân tộc thiểu số cùng sinh sống - có 27 dân tộcanh em. Thực hiện tốt chính sách đối với các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệmvụ quan trọng, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh. Từ sau ngày giải phóng, nhất là từ khi có Chỉ thị số 121-CT/TW ngày 26 tháng10 năm 1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công tác đối với đồng bào Chăm,Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị ngày 27 tháng 11 năm 1989 Về một số chủ trương chínhsách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết của Đảng trong thời gian gần đây, Đảng bộ tỉnhThuận Hải trước đây và Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1992) đã vận dụng sáng tạo vào điềukiện cụ thể của địa phương, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu sốgóp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa trên địa bàn của tỉnh. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận thực hiện chính sách dân tộccủa Đảng ở vùng dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết để trên cơ sở đánh giá đúngthực trạng, rút ra những kinh nghiệm làm căn cứ phát triển cho những năm tới. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạothực hiện chính sách dân tộc thời kỳ 1992 - 2000 để viết luận văn thạc sĩ lịch sử,chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề dân tộc thiểu số cũng như văn hóa của các dân tộc thiểu số, chính sáchdân tộc của Đảng từ trước đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình đề cập đến vớinhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Tiêu biểu là những công trình sau: Nguyễn Văn Diệu, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp với: Văn hóa các dân tộcthiểu số ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997; Nông Quốc Chấn (cùng nhiều tác giả): Văn hóa và sự phát triển của các dântộc ở Việt N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: