Danh mục

LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Số trang: 127      Loại file: pdf      Dung lượng: 799.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân loại đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự bùng nổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay. Những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới.Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Song, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nhân loại đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự bùngnổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay. Nhữngthành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây đã làm thay đổi cuộcsống của nhiều dân tộc trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lạitrải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Song, dưới tác động của cuộc cách mạng khoahọc - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ thay đổi diện mạocủa mình. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủ trươngphát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần 20 năm đổimới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào. Về cơ bản, chúng ta đãthoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã có sự tăng trưởng về kinh tế, pháđược thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế chính trị cơbản là ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực ngày càng được củngcố và phát triển. Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều kỳ diệu trong sự phát triểnkinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụlợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làmbăng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp củavăn hóa truyền thống. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không nhỏlớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, sinh viên nói riêng có lốisống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống dân tộc. Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộđạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị tr ường, đồng thời phải bảotồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. TạiHội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳngđịnh: Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa.Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thốngsẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ củangười khác, của dân tộc khác. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về Một số định hướng lớn trong công tác tưtưởng hiện nay tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cáimới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựatrên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cội nguồn, giữ được cội nguồn.Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi là những giá trị luân lý đạo đức). Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớnvào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Liệu chúng ta có thể giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn nhữnggiá trị truyền thống dân tộc? Trong những điều kiện mới của đất nước, chúng ta đã chuẩnbị hành trang gì cho họ? Điều tiên quyết và không thể thiếu đó là truyền thống dântộc, những truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữnước đã giúp chúng ta hội nhập mà không bị hòa tan, phát triển mà không bị mấtgốc, trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã và đang giúp chothanh niên Việt Nam nói chung - sinh viên Việt Nam nói riêng nâng cao hơn nữa bảnlĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại. Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là vấn đềhết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do để tác giả của luận vănchọn: Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiệnnay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội) làm đề tàinghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã có nhiềucông trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập đến khíacạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: Giá trị tinh thần truyền thốngViệt Nam do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; Biệnchứng của truyền thống của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; Về truyềnthống dân tộc của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; Cái truyền thốngvà cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta của Đỗ Huy, Tạpchí Thông tin Khoa học xã hội, số 5-1986; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triếthọc, số 4-1992; Tìm hiểu định hư ...

Tài liệu được xem nhiều: