Danh mục

LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.29 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà ở là một nhu cầu bức thiết của số đông dân cư, đặc biệt là người lao động. Không an cư thì khó lạc nghiệp. Tá túc trong nhà ổ chuột, trong các căn hộ chia vài mét vuông cho đầu người, sống trên kênh rạch ô nhiễm, các con hẻm lầy lội, thậm chí không có cả những cái vừa kể mà lay lắt ngày đêm trên lề đường , băng ghế công viên , hàng hiên , dạ cầu với số phận hẩm hiu của người nghèo – và rộng hơn –của nước nghèo . Thật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LUẬN VĂN:VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Phần I: Lời mở đầu Nhà ở là một nhu cầu bức thiết của số đông dân cư, đặc biệt là người lao động.Không an cư thì khó lạc nghiệp. Tá túc trong nhà ổ chuột, trong các căn hộ chia vài métvuông cho đầu người, sống trên kênh rạch ô nhiễm, các con hẻm lầy lội, thậm chí khôngcó cả những cái vừa kể mà lay lắt ngày đêm trên lề đường , băng ghế công viên , hànghiên , dạ cầu với số phận hẩm hiu của người nghèo – và rộng hơn –của nước nghèo . Thật dễ hiểu khi tình hình từng gia đình khấm khá hơn một chút , chỗ ở – tức nhàđược ưu tiên cải thiện . Nhà ở chính là tiêu chuẩn dễ đo đạc nhất của tình trạng quốc gia ,phồn vinh hay suy sụp , đang tăng trưởng hay tụt dốc . Hơn nữa , nhà ở còn ghi nhận tìnhhình xã hội rất trung thực : đời sống được cải thiện cho đông đảo hay cho riêng một sốngười . Hà Nội là thủ đô của nước ta với dân số xấp xỉ 2,5 triệu người, riêng 7 quận nộithành đã chiếm 52,67% dân số . Mật độ dân số ở nội thành cao với 15381 người/km2 .Đặc biệt khu phố cổ mật độ lên tới 70000 –80000 người/km2 . Còn khu vực ngoại thànhmật độ khoảng 1386người/km2 . Hà Nội có quĩ nhà ở là 5,6 triệu m2 , bình quân 4,9 m2 /người . Nhiều nơi trongthành phố , người nghèo còn chưa có nhà ở hoặc diện tích ở còn quá thấp ( Phần II – Nội dung: Tổng quan về nhà ở đô thị:I.1. Khái niệm và đặc điểm của nhà ở: Trải qua một thời kì dài của thời nguyên thuỷ , con người sống chủ yếu dựa vàocác hang động thiên nhiên . Trong thời kì đồ đá mới , sự sống đã bắt đầu có tổ chức và cósự liên kết . Từ khi bắt đầu có nền văn minh lúa nước , để tiện cho việc sinh sống , tổtiên chúng ta đã tiến ra cư trú ở các vùng đất rộng lớn , từ trung du cho đến đồng bằng .Nhà ở đã bắt đầu được xây dựng. Mới đầu , nhà ở là hang động , tức là nơi che được mưa , nắng , gió , bão ... , là nơitrú ẩn để tránh được sự rình rập của thú dữ v..v. . Tiếp đó là dùng liếp che chắn thô sơ ,rồi đến nhà ở có mặt bằng hình tròn hoặc xếp đá hoặc kết bằng cành cây . Khi cuộc sốngdu canh du cư chuyển sang định canh định cư ,con người đã biết lấy gỗ dựng nhà , dầndần vật liệu để dựng lên một khối không gian sống đã thay đổi , từ đất sét đã chuyển sanggạch nung v.v. Qua quá trình phát triển không ngừng của các hình thái kinh tế – xã hội , conngười đã biết ý thức và hiểu được tầm quan trọng của nhà ở. Lúc này , nhà ở được hiểu làmột sản phẩm hàng hoá đặc biệt , một loại hàng tiêu dùng sinh hoạt cơ bản nhưng cónhững đặc điểm khác với những loại hàng hoá tiêu dùng khác ở chỗ : - Lượng đầu tư một lần tương đối lớn do giá thành nguyên vật liệu cao , chi phíxây dựng tốn kém . - Là bất động sản nên không thể di động và đưa đến bán khắp mọi nơi . Đồngthời nó được sử dụng trong một thời gian tương đối dài , do đó cũng không thể tuỳ tiệnthay cũ đổi mới . - Nhà ở là một khối không gian được đặt trên đất , có tính chất cố định vềhình dáng , kiến trúc , quĩ đất và điều kiện địa lý . Vừa là tài sản của sở hữu cá nhân , vừalà một hộ trong khu nhà ở đô thị nên có tính xã hội tương đối lớn . - Khi được pháp luật thừa nhận thì mới có thể mua bán công khai . Trước đây ,nhà ở chỉ đơn giản là môi trường sống , chỉ là để “ở” theo nghĩa một động từ rất đơnthuần . Nhưng ngày nay , nhà ở còn bao gồm cả môi trường cư trú . “ở” không phải chỉđể che được mưa nắng là đủ mà còn đóng góp tích cực vào cuộc sống , tạo cho conngười điều kiện lao động , sản xuất , nghỉ ngơi , học hành và phát triển về tất cả mọi mặt. Môi trường sống là những nơi trong tự nhiên mà con người tìm thấy những điềukiện để tồn tại được . Còn môi trường cư trú là một cơ cấu có tổ chức của môi trườngsống . Đô thị và làng mạc là hai môi trường cư trú lớn mà con người sống tập trung và cótổ chức . Điển hình là sự hình thành các đơnvị gia đình . Gia đình là một tổ chức tập hợpcác thành viên có quan hệ huyết thống cùng sinh sống và làm việc , gắn bó với nhau .Mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội . Sự độc lập của gia đình thể hiện ở nơi mà họsống . Thông thường , mỗi gia đình đều có nhà ở riêng . Tại đó thường xuyên diễn ra cáchoạt động như ăn , ở , mặc , đi lại , học hành , giải trí ... của các thành viên . Như vậy ,nhà ở là một nhu cầu cơ bản , không thể thiếu được của con người.2. Tiêu chuẩn nhà ở: Mỗi một ngôi nhà cần đáp ứng được tương đối đầy đủ các tiêu chuẩn về lượng, vềchất , về thiết kế xây dựng . Cụ thể như sau : - Về lượng , không gian bên trong căn hộ được thể hiện bằng diện tích sàn và sốbuồng . Những yếu tố này phải thích hợp với qui mô nhân khẩu của mỗi gia đình . - Về chất , mỗi căn hộ phải đảm bảo mức tiện nghi của chỗ ở về hướng buồng, thời gian được chiếu sáng , khả năng chống nhiệt , cách âm , chống ồn và trang bị vệsinh ...

Tài liệu được xem nhiều: