Danh mục

LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.72 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 91,000 VND Tải xuống file đầy đủ (91 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ việt nam hiện nay, luận văn - báo cáo, thạc sĩ - tiến sĩ - cao học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay LUẬN VĂN:Vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng và trong sản xuất. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, phụ nữ Việt Nam đã dũngcảm tham gia vào các phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóngchính mình. Ngày nay, trong không khí sôi động của sự nghiệp đổi mới toàn diện đấtnước, phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ hăng háitham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Quátrình đó cùng với đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinhtế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động. Cơ chế kinh tế mới đã làm cho mọihoạt động của người dân Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng càng trở nên năngđộng, sáng tạo hơn, đồng thời ở họ từng bước hình thành những chuẩn mực, nhữngquan hệ đạo đức mới trong xã hội. Qua 15 năm đổi mới chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnhvực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoạiđược mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trên bướcđường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, sự pháttriển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động đến các tầng lớpxã hội, trong đó có phụ nữ. Vấn đề việc làm, sự nghèo đói, các tệ nạn xã hội có xuhướng gia tăng, nạn mại dâm, ma túy, hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ đang lànhững vấn đề bức bách; những giá trị đạo đức truyền thống ít được chú trọng, có nơi,có lúc còn bị mai một. Trong xã hội xuất hiện những thái độ, hành vi đạo đức khônglành mạnh trong các quan hệ xã hội, một bộ phận người dân nói chung, phụ nữ nóiriêng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Tình trạng đó lan tràn ở nhiều nơi, ảnhhưởng tới đạo đức người phụ nữ. Do vậy, việc kế thừa, giữ gìn, phát huy các giá trịđạo đức truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống phụ nữ nói riêng trong việc xâydựng đạo đức mới của người phụ nữ là công việc rất cần thiết và cấp bách, có ý nghĩalý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc từ trước tới nay đã cónhiều công trình nghiên cứu như: Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam của GSTrần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, 1980); Tìm hiểu tính cách dân tộc của GSNguyễn Hồng Phong (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963). Trong các công trìnhnghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giá trị đạo đức truyền thống dântộc được hình thành trong lịch sử và vận động tới ngày nay. Giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ là một bộ phận của giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về truyền thống đạo đức của phụ nữ GS Trần QuốcVượng đã có công trình nghiên cứu Truyền thống phụ nữ Việt Nam do Nxb Văn hóa- dân tộc phát hành năm 2000. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu vềtruyền thống đạo đức người phụ nữ. Trước những đổi thay không ngừng của đất nước, nhiều chuẩn mực đạo đứcmới ra đời, nhưng cũng nhiều giá trị đạo đức truyền thống dân tộc bị mai một, suythoái. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định các giá trị đạo đức truyền thống cần được kếthừa, phát huy trong điều kiện mới có nhiều công trình khoa học nghiên cứu như: Hộinghị khoa học Giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam do Viện Mác - Lênin và Tạp chíCộng sản tổ chức năm 1982 được in trong hai tập sách có tên Về giá trị văn hóa tinhthần Việt Nam do Nhà xuất bản Thông tin lý luận ấn hành năm 1983. Công trình khoahọc công nghệ cấp Nhà nước Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự pháttriển kinh tế - xã hội (KX-07) trong đó có kết quả của đề tài Các giá trị truyền thốngvà con người Việt Nam hiện nay (KX-07-02) khẳng định các giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc cần được phát huy trong giai đoạn cách mạng mới. Cùng với việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có nhiềucông trình nghiên cứu về đạo đức như Đạo đức mới của GS Vũ Khiêu (Nxb Khoa họcxã hội, 1974); Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới của GS Tương Lai (NxbSự thật, 1983), và Hội nghị khoa học Về việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức trongthời kỳ quá độ do Ban Đạo đức học - Viện Triết học và ủy ban Khoa học xã hội nhânvăn tổ chức năm 1983, với các chủ đề: Phụ nữ và vấn đề hình thành đạo đức mới, văn hóađạo đức và vấn đề giáo dục con người mới, truyền thống và hiện đại trên lĩnh vực đạođức... Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng tải trên các báo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: