Danh mục

LUẬN VĂN: Vấn đề sự sống dưới ánh sáng của khoa học hiện đại

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 398.35 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo sự phát triển của lịch sử khoa học, các vấn đề mà khoa học nghiên cứu ngày càng được kết luận nhiều lên và được sự nhất trí của hầu hết giới khoa học có liên quan. Tuy vậy, trước mặt khoa học luôn luôn có vấn đề mới được đặt ra, đang chờ câu trả lời. Cũng như các bộ môn khoa học khác, trong vòng 30-40 năm nay sinh học phát triển với một nhịp điệu nhanh chưa từng thấy. Số lượng các chuyên ngành sinh vật mới ra đời, cũng như thành tựu mà chúng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Vấn đề sự sống dưới ánh sáng của khoa học hiện đại LUẬN VĂN:Vấn đề sự sống dưới ánh sáng của khoa học hiện đại Mở đầu Theo sự phát triển của lịch sử khoa học, các vấn đề mà khoa học nghiên cứungày càng được kết luận nhiều lên và được sự nhất trí của hầu hết giới khoa học cóliên quan. Tuy vậy, trước mặt khoa học luôn luôn có vấn đề mới được đặt ra, đang chờcâu trả lời. Cũng như các bộ môn khoa học khác, trong vòng 30-40 năm nay sinh học pháttriển với một nhịp điệu nhanh chưa từng thấy. Số lượng các chuyên ngành sinh vậtmới ra đời, cũng như thành tựu mà chúng đạt được có thể xếp vào loại nhiều nhất.Những thành tựu ấy đã mang lại cho chúng ta nhiều hiểu biết mới về sự hình thành vàphát triển của thế giới sống, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà mới cách đây nửathế kỷ đang là những giả thuyết. Sinh học ngày càng có vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề toàncầu của thời đại, trong việc nghiên cứu con người và thúc đẩy tính tích cực của conngười. Những biến đổi về chất trong tất cả các lĩnh vực sinh học, sự ra đời của các bộmôn mới, sự thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên và khoa học xã hộilàm cho sinh học giữ vị trí then chốt để giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất củathời đại, làm cho vai trò xã hội của sinh học ngày càng nổi bật hơn. Các câu hỏi về nguồn gốc của sự sống, sự tiến hoá của sự sống nói chung và vềnguồn gốc sự tiến hoá của loài người nói riêng đã được khoa học thế kỷ XIX giải đápkhá cơ bản. Khoa học thế kỷ XX đã đi sâu để làm sáng tỏ thêm, bổ sung và phát triểncâu trả lời đó. Ngày nay, không thể có một quan niệm đúng đắn, sâu sắc và thực sự khoa họcvề thế giới vật chất sống, nếu như không nhận thức được nguồn gốc của sự sống vànếu như không coi nó là một hiện tượng tự nhiên, hiện tượng vũ trụ có tính quy luật.Vì vậy, nghiên cứu vấn đề sự sống dưới ánh sáng của khoa học hiện đại có ýnghĩa quan trọng. Nội dung I. Sự sống là gì Trả lời cho câu hỏi này đã có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lậpnhau. Nếu như các nhà triết học duy tâm cho ý thức là cái có trước vật chất là cái cósau, từ đó mới có sự sống, thì ngược lại các nhà duy vật lại cho rằng vật chất có tr ướcsự sống từ đó mới có ý thức. Thời kỳ cổ đại Hy Lạp tiêu biểu là nhà triết học duy tâmPlatôn (427-347 TrCN), ông đã đặt cơ sở thần học cho quan điểm về sự sống. TheoPlatôn vũ trụ có hai thế giới: Một là thế giới ý niệm. Hai là thế giới các sự vật cảm tính(sông, núi, cây, cỏ...). Thế giới ý niệm là thế giới tinh thần, nó hoàn hảo, đúng đắn,chân thực vĩnh viễn không đổi. Nó là cơ sở của thế giới các sự vật cảm tính. Thế giớicác sự vật cảm tính là không chân thật, không hoàn hảo, không đúng đắn vì mọi cáitrong nó luôn biến đổi có sinh và có mất đi. Ông cho rằng con người bao gồm thể xácvà linh hồn thể xác có thể mất đi vì nó được cấu tạo từ đất, nước, lửa, không khí, cònlinh hồn là bất tử. Vì nó được cấu tạo từ linh hồn vũ trụ có nguồn gốc từ thượng đế. Các nhà triết học duy vật tiêu biểu là Hêraclít và Đêmôcrít. Các ông cho rằngmọi sự vật hiện tượng, sự sống đều bắt nguồn từ một yếu tố vật chất nào đó. Hêraclítcho đó là lửa, với ông mọi vật đều trao đổi với lửa và lửa trao đổi với mọi sự vật. Lửatheo ông là vĩnh cửu và có tính chất thần thánh. Cả vũ trụ nh ư là ngọn lửa vĩnh viễncháy. Đối với Hêraclít Thế giới, một chỉnh thể gồm mọi vật, không phải do bất cứmột thần thánh hoặc là bất cứ người nào sáng tạo ra, mà đã, đang và sẽ còn là mộtngọn lửa vĩnh viễn sống, bùng cháy và tắt đi theo những quy luật...(1). Lửa không chỉlà khởi nguyên của vũ trụ mà còn là cơ sở của linh hồn con người. Đêmôcrít cho nguyên tử (tồn tại) và khoảng không trống rỗng (không tồn tại) lànguồn gốc của thế giới. Các nguyên tử liên kết với nhau tạo nên các sự vật, các nguyêntử tách rời khỏi nhau thì sự vật mất đi. Các nguyên tử luôn luôn vận động trongkhoảng không trống rỗng, và sự vận động của nguyên tử là cơ sở để hình thành nên vũtrụ của chúng ta. Đêmôcrít còn cho rằng con người có thể xác và linh hồn. Cả thể xác(1) V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.371.và linh hồn của con người đều không là bất tử. Linh hồn của con người do nhữngnguyên tử hình cầu rất nhỏ vận động với tốc độ lớn cấu tạo nên. Có thể nói quan niệm của các nhà duy vật mới chỉ là những quan sát bước đầuvề thế giới, tuy các quan niệm này còn thô sơ, mộc mạc, song nó chứa đựng những yếutố có giá trị, là cơ sở cho các nhà khoa học nghiên cứu về sự sống sau này. Đến thời trung cổ vấn đề sự sống vẫn được đặt ra, nhưng khuynh hướng duytâm nổi trội hơn. Vì xã hội trung cổ Tây Âu lúc này giáo hội kitô giáo là tổ chức tôngiáo tập quyền hùng mạnh, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Mọi quanđiểm đều nhằm phục vụ thần học, nhà thờ. Triết ...

Tài liệu được xem nhiều: