Danh mục

LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 660.47 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là một chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loài người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với môi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi diễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môitrường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là mộtchỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loàingười chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa vớimôi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơidiễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ...mang tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói cáchkhác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường đối với con người vàxã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung cấp các giá trị vật chất, mà còn tạonên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu con người cũngnhận thức một cách tự giác và đầy đủ những ý nghĩa, vai trò của môi trường sinh thái đối vớicuộc sống. Do hàng loạt những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, con người - mộtcách vô tình hay hữu ý, đã và đang hủy hoại ngày càng nhiều hơn môi trường sống của mình.Tính nghiêm trọng của vấn đề này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, khu vực: trở thànhmột trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Trước những hồi chuông cảnh tỉnh về nguycơ khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái đã dóng lên, nếu con người không sớm có nhữngbiện pháp tích cực nhằm điều chỉnh có ý thức những hành vi, hoạt động của mình theohướng thân thiện môi trường... chắc chắn sẽ phải trả giá đắt và mọi sự hối hận, tiếcnuối - khi đó sẽ trở nên quá muộn màng. Mặc dù mới đang bước vào chặng đường đầu của quá trình tăng tốc, đẩy mạnhnhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, song Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thứcto lớn về mặt môi trường sinh thái. Tất nhiên, khía cạnh nổi trội, tính chất và mức độ củacác vấn đề môi trường biểu hiện khác nhau trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, trong đóđáng chú ý nhất là khu vực miền núi phía Bắc. Do những đặc điểm tự nhiên điển hình(chiếm diện tích lớn, địa hình nghiêng dần về phía đông và bị chia cắt mạnh…), có thểnói rằng môi trường miền núi phía Bắc nước ta có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng,không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này, mà cònliên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các vùng hạ lưu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trongđó có Thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy, sự phát sinh cũng như tính chất nghiêm trọng củahàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường sống ở khu vực miền núi phía Bắc đã tiệm cậnđến mức báo động đỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đóđược xác định là do trình độ dân trí còn thấp, người dân ở các vùng này đang phải chịuảnh hưởng nặng nề của những phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu không còn phùhợp và những áp lực mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại vừa mới thâm nhập vào đây. ýthức, tư tưởng của người dân chưa theo kịp với những thay đổi cơ bản trong các điều kiệnkinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là ý thứcsinh thái). Điều này được biểu hiện cụ thể ở những hành vi ứng xử không còn phù hợpcủa con người đối với môi trường sống xung quanh mình. Có thể khẳng định rằng, mọisự cố gắng để cải thiện, bảo vệ môi trường sống ở miền núi phía Bắc sẽ khó đạt đượchiệu quả như mong muốn, chừng nào còn chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, cáchmạng trong nhận thức của người dân. Bởi vì, Ph. Ăngghen đã nhận xét: Tất cả cái gì thúcđẩy con người hành động, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Điều đó cho thấy,việc nghiên cứu: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào cácdân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để hướng đến một sự phát triển bền vững làrất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận, lẫn phương tiện thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ giá trị vô cùng to lớn của môi trường đối với sự tồn tại, phát triểncủa con người và xã hội loài người, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề chung của toàncầu và là khẩu hiệu hành động của thời đại. Chính vì vậy, nhiều cuộc hội nghị, hội thảokhoa học ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ môi trường đã được tiếnhành, nhiều tổ chức, các công ước quốc tế, nghị định thư và chương trình nghiên cứu môitrường được xây dựng, triển khai hoạt động. ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước và các nhà khoahọc đặc biệt quan tâm, nhất là kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường (năm1993), hàng loạt văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề n ...

Tài liệu được xem nhiều: