Danh mục

LUẬN VĂN: Văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 872.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 105,000 VND Tải xuống file đầy đủ (105 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính trị và quyền lực chính trị là một lĩnh vực trọng yếu nhất của nhân loại. Nếu chính trị có khoa học, có văn hoá thì mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Ngược lại, nếu chính trị không được giải quyết theo hướng đó thì xã hội sẽ mất ổn định, rơi vào rối loạn. Mặt khác, chính trị còn là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người, rất phức tạp, đa dạng, phong phú, vô cùng nhạy cảm và tinh tế....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay LUẬN VĂN:Văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính trị và quyền lực chính trị là một lĩnh vực trọng yếu nhất của nhân loại. Nếuchính trị có khoa học, có văn hoá thì mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội sẽ phát triểntheo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Ngược lại, nếu chính trị không được giải quyết theohướng đó thì xã hội sẽ mất ổn định, rơi vào rối loạn. Mặt khác, chính trị còn là một lĩnhvực hoạt động đặc thù của con người, rất phức tạp, đa dạng, phong phú, vô cùng nhạycảm và tinh tế. Nó đòi hỏi các chủ thể chính trị phải có văn hoá chính trị. Nói cách khác,văn hoá chính trị là thuộc tính của hoạt động chính trị. Quyền lực chính trị của một giai cấp được thực hiện thông qua nhà nước của giaicấp đó. Mục tiêu chính trị đạt được ở mức độ nào tuỳ thuộc vào trình độ hoạch địnhđường lối, chủ trương, chính sách của các nhà lãnh đạo chính trị. Phụ thuộc vào khoahọc và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội của các chủ thể chính trị. Phụ thuộc vào sự nhạy cảm và trình độ thíchứng, điều chỉnh, xử lý các tình huống chính trị. Bảo đảm môi trường chính trị - xã hộicho sự phát triển đất nước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Là mộtbộ phận cấu thành của hệ thống quyền lực nhà nước. Hoạt động của HĐND có vai tròrất quan trọng trong việc hoạch định, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước, chống thahoá quyền lực, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở địaphương. Với vai trò là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng và quyền làm chủ của cáctầng lớp nhân dân ở địa phương. HĐND cấp tỉnh có quyền hạn và nhiệm vụ giám sátviệc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũtrang nhân dân và công dân ở địa phương. Bằng thẩm quyền của mình, HĐND bảo đảmcho mọi mặt của đời sống xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, hạn chế và đẩylùi tiêu cực trong xã hội mà trước hết là trong đội ngũ cán bộ các cơ quan nhà nướctrong hệ thống chính trị. Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Tuy vậy, hoạt động của HĐND cấp tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém phản ánhmặt hạn chế của văn hoá chính trị trong tổ chức và hoạt động của HĐND. Biểu hiện rõnhất là vẫn chưa thoát thoát khỏi tính hình thức; hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn thấp;quyền lực nhà nước ở địa phương bị lạm dụng và chưa được kiểm soát chặt chẽ; nhândân chưa yên tâm phấn khởi, tin tưởng ở vai trò vị trí và năng lực hoạt động của HĐND. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân xuất phát từ thể chế, cơ chế vận hành, chínhsách pháp luật, năng lực, kỹ năng và điều kiện, phương tiện hoạt động của đại biểu...Nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất là văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐNDchưa được quan tâm đúng mức. Việc nghiên cứu thực trạng văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND và tìmvạch những nguyên nhân của nó, từ đó xác định phương hướng, giải pháp nhằm nângcao văn hoá chính trị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay trở nêncần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: Văn hoá chínhtrị trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay làm đề tài luận văn thạcsĩ chuyên ngành Chính trị họccủa mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có nhiều công trình, bài viết của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo về văn hoáchính trị với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX,cùng với sự ra đời của chính trị học, văn hoá chính bắt đầu được nghiên cứu và ngày càngthu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận nói chung và giới nghiêncứu chính trị học nói riêng như: - Phạm Ngọc Quang (chủ biên), (1995), “Văn hoá chính trị và việc bồi dưỡng độingũ cán bộ lãnh dạo ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, bàn về vaitrò của văn hoá chính trị trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở nước ta. - Hoàng Chí Bảo, “Văn hoá chính trị, một bình diện hợp thành của đối tượng vànội dung nghiên cứu của chính trị học, một số vấn đề khoa học chính trị”; “Văn hoáchính trị với công tác vận động quần chúng nhân dân trong tình hình hiện nay”, Tạp chíDân vận số 1, 2005, nghiên cứu văn hoá chính trị trong mối quan hệ với chính trị học vàvai trò của văn hoá chính trị trong hoạt động vận động quần chúng ở nước ta theo tưtưởng Hồ Chí Minh. - Nguyễn Hồng Phong (1998), “Văn hoá chính trị Việt Nam truyền thống và hiệnđại”, tập trung nghiên cứu có tính chiến lược của nhân tố nội sinh trong việc khai tháccác nguồn lực ngoại sinh để phát triển đất nước. - Bùi Đình Phong, “Đỉnh cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá”, Nxb Lao động,2005, nghiên cứu những chuẩn mực ...

Tài liệu được xem nhiều: