Danh mục

LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 820.80 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước mà đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đưa nước ta thành một nước văn minh hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó Đảng đã đề ra nhiều nghị quyết nhằm phát huy nhiều nguồn lực để tăng trưởng kinh tế. Trong đó có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ Ba,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai tròCông đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Mở đầu1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước mà đại hội IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã đề ra là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, vìmục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đưa nước tathành một nước văn minh hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó Đảng đã đề ra nhiều nghị quyết nhằm phát huy nhiềunguồn lực để tăng trưởng kinh tế. Trong đó có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứBa, về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước. Nghịquyết khẳng định: “Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các nghành, lĩnh vực thenchốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế; góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nước thựchiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng thế và lực của đấtnước…Doanh nghiệp Nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; năng lựcsản xuất tiếp tục tăng; cơ cấu ngày càng hợp lý hơn; trình độ công nghệ và quản lý cónhiều tiến bộ; hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên; đời sống của ngườilao động được cải thiện.” Tuy nhiên Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt yếu kém củadoanh nghiệp nhà nước, đó là:” Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, cònnhiều điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa, chưa tạo được động lựcmạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất laođộng và hiệu quả kinh doanh”. Như vậy, làm sao để tạo được động lực mạnh mẽ, thúc đẩy cán bộ và người laođộng trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh? Làm saođể mọi người trong doanh nghiệp liên kết với nhau, hướng đến một mục tiêu duy nhất làluôn làm cho doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của chính mình. Thực hiện mục tiêu đó, tấtyếu phải tiến hành xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết Trung ương Năm khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳngđịnh: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.”Chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnhvực của đời sống. Vì vậy văn hoá doanh nghiệp được coi là nguồn lực nội sinh, trực tiếpthúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, góp phần vào thành công của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước.. Kinh tế củathủ đô Hà Nội đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của đất nước, nhữngnăm qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển kinh tế - xã hộicủa Hà Nội. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ chiến lược đối với Hà Nội:“Trong 10 năm tới, đảm bảo xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất kỹ thuật và xã hộicủa Thủ đô xã hội chủ nghĩa” và quyết tâm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá Thủ đô”. Thực hiện Nghị quyết trên một số doanh nghiệp nhà nước ởHà Nội đã làm ăn có lãi, đứng vững trong cơ chế thị trường, đã tạo cho mình một diệnmạo mới, cung cách làm ăn mới. ở những doanh nghiệp đó tổ chức Công đoàn phát huyđược tinh thần sáng tạo và đóng góp của mọi thành viên trong doanh nghiệp, khẳng địnhvai trò của mình trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiêp. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận, coi lợinhuận như là một “tiêu chuẩn duy nhất” để tồn tại doanh nghiệp, không quan tâm đếnviệc xây dựng “Văn hoá doanh nghiêp”. Từ đó dẫn đến lương tâm, phẩm giá của ngườilao động bị giảm sút, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, các bệnh hiểm nghèocũng phát triển theo. Một số doanh nghiệp khác cũng không quan tâm xây dựng VHDNnên làm ăn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, trình độ quản lý, kinhdoanh kém, cạnh tranh không lành mạnh, không trả lương, trả thưởng cho người côngnhân đúng thời hạn, không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, làm cho người lao độngkhông hứng thú làm việc, không không gắn bó với doanh nghiệp. Tất cả những điều ấycho thấy, các doanh nghiệp thiếu hẳn vai trò của văn hoá trong sản xuất kinh doanh.Hay nói một cách khác là các doanh nghiệp chưa thực sự hình thành cho mình mộtVHDN. Do vậy, vấn đề đặt ra cho Đề tài này là phải khảo sát thực tiễn, rút ra bài học kinhnghiệm, về xây dựng mô hình VHDN gắn với vai trò của tổ chức Công đoàn trong cácdoanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội, nhằm phát huy được vai trò của DNNNtrong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Về mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu VHDN ở nước ta chưa được chú ý.Hiện nay, mới có một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến VHDN trên bình ...

Tài liệu được xem nhiều: