Danh mục

LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 810.05 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 122,000 VND Tải xuống file đầy đủ (122 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 5-8-2003 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ra Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử mở ra giai đoạn phát triển mới của thành phố. Nghị quyết nhấn mạnh: Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố HảiPhòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5-8-2003 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) raNghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử mở ragiai đoạn phát triển mới của thành phố. Nghị quyết nhấn mạnh: Hải Phòng là thànhphố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thôngquan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọngcủa vùng kinh tế động lực phía Bắc, một động lực phát triển kinh tế biển, một trongnhững trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch,thủy sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ... Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố đượcnâng lên rõ rệt. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ,giáo dục, thông tin, văn hóa thể thao... diễn ra sôi động, thu hút đông đảo các tầnglớp dân cư thành phố. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, có khu du lịch biển, đảo(Đồ Sơn, Cát Bà...) là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai thác, tổ chức cáchoạt động văn hóa giải trí cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển các phương tiệnthông tin đại chúng, sự đa dạng của hệ thống thiết chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện,nhà văn hóa, cung văn hoá, nhà thi đấu TDTT, sự sôi động trong các hoạt động vănhóa nghệ thuật... đã đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng củacác tầng lớp nhân dân, góp phần giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuynhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phát triển văn hoá, thành phố HảiPhòng cũng còn có những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này: - Một số cấp, ngành thành phố chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò củavăn hoá, văn hoá giải trí, còn quá coi trọng khía cạnh kinh tế trong lĩnh vực giải trí,coi nhẹ yếu tố văn hóa, cảnh quan, môi trường. - Quá trình đô thị hoá nhanh khiến diện tích đất dành cho các hoạt động giải trícông cộng (nhất là dành cho trẻ em) ngày càng bị thu hẹp lại. Một số cấp, ngành, đơnvị, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động văn hóa vui chơigiải trí cho người dân nên dẫn đến tình trạng thiếu điểm vui chơi giải trí và các nộidung hoạt động phù hợp, hoặc xuất hiện các loại hình trò chơi, cách chơi gây tổn hạitới sức khoẻ, tới kinh tế, tới việc hình thành nhân cách, ảnh hưởng tới trật tự an toànxã hội. - Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệpngoài quốc doanh, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài ra đời, sốlượng công nhân lao động tăng nhanh nhưng tại nhiều doanh nghiệp, công nhân laođộng phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt, thời gian lao động vàcường độ lao động cao, thu nhập thấp, ít được quan tâm đáp ứng nhu cầu văn hoátinh thần, nhu cầu vui chơi giải trí nhằm tái sản xuất sức lao động. Có thể nói vănhóa giải trí cho số công nhân lao động ở đây còn rất ít được quan tâm, chú ý. - Thành phố chưa phát huy hết các tiềm năng hiện có để phát triển lĩnh vực vuichơi giải trí như các tiềm năng trong du lịch, dịch vụ văn hoá công cộng, văn hoánghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng... Chưa huy động được tốt các nguồn lựctrong nước và nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí. Những tồn tại nêu trên cần sớm được khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triểnvăn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Việc lựa chọn và nghiêncứu đề tài Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiệnnay sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoágiải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng vàgiải pháp nhằm đưa văn hoá giải trí ở Hải Phòng trong thời gian tới tiếp tục phát triểnmạnh mẽ và đúng hướng, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày càng đa dạng, phongphú của các tầng lớp nhân dân thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn hóa giải trí và các hoạt độngvăn hoá vui chơi giải trí đã được một số nhà nghiên cứu, lý luận văn hóa, quản lý vănhóa quan tâm, đã có một số đề tài, công trình của các tác giả đi trước đề cập đếnnhững vấn đề mà luận văn nghiên cứu. - Đề tài Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở HàNội - thực trạng và giải pháp do PGS.TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, Sở Vănhóa Thông tin Hà Nội là cơ quan chủ trì, thực hiện năm 2003 và công trình Hoạtđộng giải trí ở đ ...

Tài liệu được xem nhiều: