Danh mục

LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 756.73 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của toàn Đảng, toàn dân ta bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các nội dung chủ yếu nhất: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa; xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các nội dung đó hoà trong một tổng thể không tách rời, không thiếu mặt nào. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền tảng vật chất cho phát triển. Nhà nước pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nayz LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của toàn Đảng, toàn dân ta bao gồmnhiều nội dung, trong đó có các nội dung chủ yếu nhất: Xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa; xâydựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các nội dung đó hoà trong mộttổng thể không tách rời, không thiếu mặt nào. Kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa là nền tảng vật chất cho phát triển. Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa bảo đảm vận hành kinh tế - xã hội theo pháp luật. Đời sống kinh tế, xã hội,văn hoá được xây dựng và vận hành bởi văn hoá pháp lý. Văn hoá pháp lý trong x ãhội thực sự là công cụ, đồng thời là phương thức điều hành xã hội; nó vừa là mụctiêu, vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn xã hội và khoa học hiện đại, cho thấy văn hóa là một yếu tố nộisinh của xã hội, nó không chỉ là mục tiêu và kết quả mà còn là chìa khóa và độnglực của sự phát triển. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được tầm quantrọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. ở nước ta, trong “Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, trong văn kiện các kỳĐại hội và các Hội nghị Trung ương của Đảng, đã hết sức quan tâm đến vai trò vàvị trí của văn hóa. Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần củaxã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” [7,tr.110]. Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đã thuđược nhiều kết quả to lớn trong đó có sự phát triển văn hóa. Tuy nhiên, mặt tiêu cựccủa cơ chế thị trường cũng tác động đến môi trường văn hóa, đến một số cán bộlãnh đạo làm nảy sinh nhiều điều đáng lo ngại, như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứIX với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã chỉ ra: Tình hình tham nhũng, suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênlà rất nghiêm trọng [9, tr.176]. Sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dânvà vì dân rất cần một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đức, có tài. Đó là những ngườiđảm nhiệm những trọng trách ở mọi cấp, mọi ngành từ trung ương đến cơ sở, đạidiện cho Đảng, Nhà nước và sự ủy quyền của nhân dân để xây dựng và thực thi cácchủ trương, chính sách, pháp luật; là nhân tố có tính chất quyết định đối với côngcuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Cán bộ lãnh đạo là người đại diện cho lợi íchcủa quần chúng nhân dân, lãnh đạo quần chúng nhân dân, nên phải có uy tín trướcdân. Uy tín của cán bộ lãnh đạo được tạo ra từ nhiều yếu tố, trong đó có văn hóapháp lý. Tuy nhiên, trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức, đặcbiệt là của đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay còn nhiều bất cập. Điều này được thểhiện thông qua nhiều hạn chế về chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức,các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, đặc biệt là thông qua năng lực vậndụng pháp luật của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Những hạn chế đó không những khôngphát huy được sức mạnh và quyền lực của người lãnh đạo, mà có nơi còn gây nênnhững hậu quả, tác hại to lớn về người và của, làm suy giảm uy tín của người cánbộ lãnh đạo trong nhân dân. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, việc tích lũy kiến thức phápluật dưới dạng kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là cần thiết, nhưng cũngphải thấy rằng, đã đến lúc cần đào tạo một cách cơ bản, chính quy về kiến thức phápluật cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Nhu cầu công tác đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạophải có trình độ văn hóa pháp lý tương ứng với cương vị mà họ đảm nhiệm. Việc xây dựng và phát triển văn hóa pháp lý nhằm làm cho cán bộ, đảng viênvà công chức có nhận thức sâu sắc về vai trò và những giá trị xã hội của pháp luậtvà biết vận dụng, thực hành văn hóa pháp lý trong thực tiễn công tác. Đó là, phápluật được xây dựng trên các giá trị tốt đẹp như lòng nhân ái, trung thực, tinh thầnđoàn kết, ý thức cộng đồng, sự khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý ... sẽ làm choxã hội phát triển lành mạnh, pháp luật được tôn trọng; thức tỉnh ở mỗi con người vềdanh dự để chống lại mọi cám dỗ của lợi ích vật chất không chính đáng, giúp họ từbỏ những động cơ xấu; không làm những điều trái với đạo đức và pháp luật. Với tấtcả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộlãnh đạo ở Việt Nam hiện nay làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu Việc tìm hiểu, làm rõ bản chất, nội dung, đặc điểm của văn hóa pháp lý chỉcó thể thực hiện được trên cơ sở của văn hóa nói chung. Nghiên cứu văn hóa trên thế giới đã từ lâu trở thành một ngành khoa họcrộng lớn, trong ...

Tài liệu được xem nhiều: