Luận văn: Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay
Số trang: 80
Loại file: pdf
Dung lượng: 694.84 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt". Tuổi thơ của các em là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, văn hóa đều cho rằng, trẻ em trước tuổi đi học là giai đoạn khởi đầu của con người trong cách học ăn, học nói, gọi chung là giai đoạn "học làm người"
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay LUẬN VĂN:Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi dấu son mới vàothời kỳ phát triển của cách mạng nước ta, thời kỳ phát triển sức mạnh toàn dân tộc, tiếptục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một luận điểm quan trọng của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa là Lấy việc chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bảncho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, xây dựng con người phát triển hài hòatoàn diện là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâudài, trong đó chiến lược phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ được xem là nhiệm vụ quantrọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng luôn quan tâm đặc biệt tới trẻ em xuấtphát từ yêu cầu của lịch sử và tiền đồ của dân tộc. Điều mà Bác quan tâm nhất là vấn đềTrồng người, Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm phải trồngngười. Trồng cây và trồng người đều vì lợi ích dân tộc. Bác nói: Dạy trẻ cũng nhưtrồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì saunày các cháu thành người tốt. Tuổi thơ của các em là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu tâmlý, văn hóa đều cho rằng, trẻ em trước tuổi đi học là giai đoạn khởi đầu của con ngườitrong cách học ăn, học nói, gọi chung là giai đoạn học làm người. Chính vì vậy, nhà văn hóa học người Nga A.Be-lích gọi tuổi ấu thơ là một hiệntượng văn hóa, GS.TS Hồ Ngọc Đại gọi là văn hóa tuổi ấu thơ, v.v... Chúng ta biết rằng, một đứa trẻ khi mới ra đời, nó còn là một sinh thể mangthuộc tính tự nhiên có chứa đựng những dự trữ tiềm năng người. Sinh thể ấy được nuôidưỡng trong môi trường người thì nó trở thành nhân cách, thành con người xã hội, conngười văn hóa. Đó là quá trình dạy học làm Người: Người lớn trao truyền, trẻ em tiếpnhận văn hóa, nhà nhân học văn hóa Hoa Kỳ, M.J Herskovits gọi là quá trình nhậpthân văn hóa (Endoculturation). Điều quan trọng cần nhấn mạnh là khả năng, năng khiếu và kỹ năng của conngười không phải là bẩm sinh, chỉ có một tố chất nhất định nào đó là tiền đề về sinhhọc. Còn để hình thành nhân cách trở thành con người văn hóa, trẻ em phải lĩnh hội cácgiá trị và chuẩn mực văn hóa, những khuôn mẫu hành vi trong quá trình hoạt động có sựtham gia của người lớn với tư cách là người môi giới hay người tổ chức giáo dục. Trẻ em là tương lai của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là nướcđầu tiên ở Đông Nam á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn và cam kết thựchiện công ước về Quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày12/08/1991. Như vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được pháp luật bảo vệ nhằmđảm bảo cho trẻ em được chăm sóc sức khỏe, được vui chơi bổ ích, được giáo dục họchành, tạo điều kiện cho trẻ phát triển lành mạnh, có tương lai tốt đẹp. Với những lý do vừa nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Văn hóa và sự hìnhthành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay làm luận văn tốtnghiệp cao học, chuyên ngành lý luận và lịch sử văn hóa. (Trong luận văn này, thuậtngữ nhân cách trẻ em xin được hiểu là trẻ em trước tuổi đi học, quá trình nhập thânvăn hóa, hay còn gọi là văn hóa tuổi ấu thơ - Chú thích của tác giả). Đã có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa, đề tài luận văn sẽ đi theo hướngtiếp cận liên ngành (tâm lý, xã hội, văn hóa...) để nghiên cứu vấn đề vừa nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong tài liệu bằng tiếng Việt đã công bố mà chúng tôi biết được hiện chưa cócông trình nào nghiên cứu trọn vẹn vấn đề Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em(trước tuổi đi học) ở nước ta. Đương nhiên, đã có những bài viết đăng trên tạp chí, báo,hoặc những báo cáo khoa học tại các hội thảo, chương sách viết về tuổi ấu thơ từ cácgóc độ tâm lý, xã hội học, tôn giáo... 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích Đề xuất phương hướng nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng văn hóa tuổi ấu thơtrong sự hình thành nhân cách trẻ em ở nước ta hiện nay. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: + Nghiên cứu lý thuyết văn hóa phân tích các hệ thống tác động của nó đối vớisự hình thành nhân cách trẻ em trước tuổi đi học. (Dựa vào lý thuyết Văn hóa và nhâncách được đề cập trong công trình của một số tác giả như: J. Sêpanxki (Ba Lan) [28],P.K. Bock (Hoa Kỳ) [5], E.V. Xô-cô-lốp (Liên Xô) [33], A.A. Be-lich (Nga) [4]...). + Miêu tả về vai trò của văn hóa đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ emtrong xã hội truyền thống Việt Nam (Dựa vào các tài liệu ghi chép dân tộc học, nói vềquá trình nuôi dạy trẻ em trong xã hội truyền thống), qua đó nêu lên những ưu điểm,nhược điểm của phương thức nuôi dạy trẻ em thời xưa ở nước ta. + Khảo sát về vai trò của văn hóa trong sự hình thành nhân cách trẻ em trướctuổi đi học hiện nay trên cơ sở những số liệu, tài liệu, những kết quả đã nghiên cứu củaVụ Mầm non, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quanghiên cứu thực tế tại một số cơ sở, rút ra những nhận xét về ưu điểm, nhược điểm củaphương thức nuôi, dạy trẻ em hiện nay ở nước ta. Giới hạn và phạm vi đề tài Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn cao học, đề tài sẽ tập trungnghiên cứu Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em của người Kinh (Việt). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn đứng ở góc độ lý luận văn hóa để phân tích vấn đề, tuy nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay LUẬN VĂN:Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi dấu son mới vàothời kỳ phát triển của cách mạng nước ta, thời kỳ phát triển sức mạnh toàn dân tộc, tiếptục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một luận điểm quan trọng của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa là Lấy việc chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bảncho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, xây dựng con người phát triển hài hòatoàn diện là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâudài, trong đó chiến lược phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ được xem là nhiệm vụ quantrọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng luôn quan tâm đặc biệt tới trẻ em xuấtphát từ yêu cầu của lịch sử và tiền đồ của dân tộc. Điều mà Bác quan tâm nhất là vấn đềTrồng người, Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm phải trồngngười. Trồng cây và trồng người đều vì lợi ích dân tộc. Bác nói: Dạy trẻ cũng nhưtrồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì saunày các cháu thành người tốt. Tuổi thơ của các em là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu tâmlý, văn hóa đều cho rằng, trẻ em trước tuổi đi học là giai đoạn khởi đầu của con ngườitrong cách học ăn, học nói, gọi chung là giai đoạn học làm người. Chính vì vậy, nhà văn hóa học người Nga A.Be-lích gọi tuổi ấu thơ là một hiệntượng văn hóa, GS.TS Hồ Ngọc Đại gọi là văn hóa tuổi ấu thơ, v.v... Chúng ta biết rằng, một đứa trẻ khi mới ra đời, nó còn là một sinh thể mangthuộc tính tự nhiên có chứa đựng những dự trữ tiềm năng người. Sinh thể ấy được nuôidưỡng trong môi trường người thì nó trở thành nhân cách, thành con người xã hội, conngười văn hóa. Đó là quá trình dạy học làm Người: Người lớn trao truyền, trẻ em tiếpnhận văn hóa, nhà nhân học văn hóa Hoa Kỳ, M.J Herskovits gọi là quá trình nhậpthân văn hóa (Endoculturation). Điều quan trọng cần nhấn mạnh là khả năng, năng khiếu và kỹ năng của conngười không phải là bẩm sinh, chỉ có một tố chất nhất định nào đó là tiền đề về sinhhọc. Còn để hình thành nhân cách trở thành con người văn hóa, trẻ em phải lĩnh hội cácgiá trị và chuẩn mực văn hóa, những khuôn mẫu hành vi trong quá trình hoạt động có sựtham gia của người lớn với tư cách là người môi giới hay người tổ chức giáo dục. Trẻ em là tương lai của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là nướcđầu tiên ở Đông Nam á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn và cam kết thựchiện công ước về Quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày12/08/1991. Như vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được pháp luật bảo vệ nhằmđảm bảo cho trẻ em được chăm sóc sức khỏe, được vui chơi bổ ích, được giáo dục họchành, tạo điều kiện cho trẻ phát triển lành mạnh, có tương lai tốt đẹp. Với những lý do vừa nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Văn hóa và sự hìnhthành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay làm luận văn tốtnghiệp cao học, chuyên ngành lý luận và lịch sử văn hóa. (Trong luận văn này, thuậtngữ nhân cách trẻ em xin được hiểu là trẻ em trước tuổi đi học, quá trình nhập thânvăn hóa, hay còn gọi là văn hóa tuổi ấu thơ - Chú thích của tác giả). Đã có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa, đề tài luận văn sẽ đi theo hướngtiếp cận liên ngành (tâm lý, xã hội, văn hóa...) để nghiên cứu vấn đề vừa nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong tài liệu bằng tiếng Việt đã công bố mà chúng tôi biết được hiện chưa cócông trình nào nghiên cứu trọn vẹn vấn đề Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em(trước tuổi đi học) ở nước ta. Đương nhiên, đã có những bài viết đăng trên tạp chí, báo,hoặc những báo cáo khoa học tại các hội thảo, chương sách viết về tuổi ấu thơ từ cácgóc độ tâm lý, xã hội học, tôn giáo... 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích Đề xuất phương hướng nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng văn hóa tuổi ấu thơtrong sự hình thành nhân cách trẻ em ở nước ta hiện nay. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: + Nghiên cứu lý thuyết văn hóa phân tích các hệ thống tác động của nó đối vớisự hình thành nhân cách trẻ em trước tuổi đi học. (Dựa vào lý thuyết Văn hóa và nhâncách được đề cập trong công trình của một số tác giả như: J. Sêpanxki (Ba Lan) [28],P.K. Bock (Hoa Kỳ) [5], E.V. Xô-cô-lốp (Liên Xô) [33], A.A. Be-lich (Nga) [4]...). + Miêu tả về vai trò của văn hóa đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ emtrong xã hội truyền thống Việt Nam (Dựa vào các tài liệu ghi chép dân tộc học, nói vềquá trình nuôi dạy trẻ em trong xã hội truyền thống), qua đó nêu lên những ưu điểm,nhược điểm của phương thức nuôi dạy trẻ em thời xưa ở nước ta. + Khảo sát về vai trò của văn hóa trong sự hình thành nhân cách trẻ em trướctuổi đi học hiện nay trên cơ sở những số liệu, tài liệu, những kết quả đã nghiên cứu củaVụ Mầm non, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quanghiên cứu thực tế tại một số cơ sở, rút ra những nhận xét về ưu điểm, nhược điểm củaphương thức nuôi, dạy trẻ em hiện nay ở nước ta. Giới hạn và phạm vi đề tài Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn cao học, đề tài sẽ tập trungnghiên cứu Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em của người Kinh (Việt). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn đứng ở góc độ lý luận văn hóa để phân tích vấn đề, tuy nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trẻ em tuổi đi học nhân cách trẻ em hình thành nhân cách luận văn cao học cao học xã hội xã hội học luận vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 463 11 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 308 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 265 0 0 -
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 237 0 0 -
79 trang 229 0 0
-
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 219 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 217 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 214 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 212 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 205 0 0