Danh mục

Luận văn về: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 805.24 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, pháp luật luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là tiêu chuẩn pháp lý cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Trong hệ thống pháp luật đó có pháp luật về hợp đồng kinh tế, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Hiện nay, khi đã chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì pháp luật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn về: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng LUẬN VĂN:Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quanhệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng Lời nói đầu ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, pháp luật luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Nólà tiêu chuẩn pháp lý cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Trong hệ thống pháp luậtđó có pháp luật về hợp đồng kinh tế, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnhvực hoạt động kinh tế. Hiện nay, khi đã chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hànhtheo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì pháp luậtvề hợp đồng kinh tế đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp . Nền kinh tế càng pháttriển thì các quan hệ kinh tế càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều, nó không chỉ dừng lại ởcác quan hệ kinh tế trong nước mà còn có sự tham gia bởi các nhân tô nước ngoài. Song cho đến nay, pháp luật hiện hành về chế độ hợp đồng kinh tế của chúng ta vẫnlà pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 cùng với các văn bản cụ thể hoá và hướngdẫn thi hành pháp lệnh. Thực tế cho thấy pháp lệnh này còn có nhiều điểm chưa phù hợpvới yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay. Những hạn chế và thiếu sót đó đã gây khókhăn cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế vàđồng thời cũng gây trở ngại cho h của các cơ quan quản lý về hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, trong điều kiện nước ta hiện nay, Bộ luật dân sự và Luật thương mạilà hai văn bản rất quan trọng đã được thông qua và có hiệu lực đã đáp ứng được những đòihỏi trong đời sống xã hội. Trong khi đó pháp lệnh hợp đồng kinh tế sau mọt thời gian dàikhông còn phù hợp, không còn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sôi động của nền kinh tếthị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những điểm hạn chế và đưa ra phương hướngsửa đổi bổ sung là rất cần thiết. Xuât phát từ những đòi hỏi đó, bằng những kiến thức đã được trang bị cùng vớinhận thức về thực tiễn trong quá trình thực tập tại Công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sảnxuất (CIRI), tôi chọn đề tài : Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế -Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng để làm đề tài chuyên đềthực tập cho mình, nhằm nghiên cứu và góp phần vào công cuộc hoàn thiện pháp luật vềhợp đồng kinh tế. Đề tài được kết cấu thành 3 chương : Chương I : Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế. Chương II : Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế áp dụng với việc thuênhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế về việcthuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI) Chương I Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tếI. Đặc điểm hình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế Do đặc điểm của nền kinh tế ở các giai đoạn khác nhau mà đặc điểm hình thành vàphát triển của hợp đồng kinh tế cũng khác nhau trong các giai đoạn sau : 1. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ khôi phục nền kinh tế và cải tạo xã hội chủnghĩa nền kinh tế quốc dân (1954 - 1959) Thời kỳ này nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế hoạt động đan xen lẫn nhau.Vì thế, chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế được thực hiện theo nghị định số 738/TTg ngày10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về lập hợp đồng kinhdoanh, qui định mối quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh giữa các đơn vị kinhdoanh của Nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh và tư doanh. Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh là rất coi trọng ý chí tự do, tự nguyện, bìnhđẳng, thật thà, cùng có lợi của các đương sự tham gia hợp đồng trong nền kinh tế quốcdân. Tuy nhiên, phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước như : hợp đồng phảiđăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quyền huỷ bỏ hợp đồng bị hạn chế.v.v.... 2. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật củachủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1960 - 1974) Là thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân đã căn bản hoàn thành.Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế theo kế hoạch , chịu sự điều hành của Nhànước. Vì thế, chế độ hợp đồng kinh doanh cũng được thay đổi. Điều lệ tạm thời về chế độhợp đồng kinh tế do Chính phủ ban hành theo Nghị định số 004/TTg ngày 4/1/1960 quyđịnh một kiểu hợp đồng mới, hợp đồng được ký kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước. Đặc điểm của điều lệ tạm thời là nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các xínghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước. Coi ký kết hợp đồng kinh tế là kỷ luật Nhà nướctrong quan hệ kinh tế và chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạchNhà nước, đồng thời cũng không đượ ...

Tài liệu được xem nhiều: