Danh mục

LUẬN VĂN: Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 876.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bước sang thiên niên kỷ mới, trong xu thế luôn vận động và đi lên không ngừng của toàn xã hội, với cơ chế thị trường rộng mở có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước ta lựa chọn, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu khởi sắc đáng mừng. Trong cơ chế thị trường, để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải tự đổi mới cho phù hợp với sự phát triển...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp LUẬN VĂN:Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Mở đầu Bước sang thiên niên kỷ mới, trong xu thế luôn vận động và đi lên không ngừngcủa toàn xã hội, với cơ chế thị trường rộng mở có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng XHCN mà Đảng và Nhà nước ta lựa chọn, nền kinh tế nước ta đã đạt đượcnhiều thành tựu khởi sắc đáng mừng. Trong cơ chế thị trường, để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, giúp doanh nghiệpđứng vững và phát triển đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải tự đổi mới cho phù hợpvới sự phát triển chung của toàn xã hội, phải vươn lên tự khẳng định mình, chỉ cónhững doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh của mình một cách có hiệuquả thì mới có thể tồn tại và phát triển. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng và thúc đẩysự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung, thương mại đã và đang trởthành một trong những lĩnh vực, một kênh phân phối, không thể thiếu được trong nềnkinh tế thị trường hiện nay. Cũng như bất kỳ các loại hình doanh nghiệp khác vấn đềhuy động và sử dụng vốn luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Vốn thể hiện giá trị toàn bộtài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp, không có vốn thì không thể tiến hành bấtkỳ một hoạt động kinh doanh nào. Vì vậy, vốn kinh doanh có vai trò quyết định đến sựsống còn của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp thương mạicũng phải luôn tìm kiếm, khai thác các nguồn tài chính thích hợp, đồng thời phải tínhtoán, lựa chọn việc sử dụng các nguồn vốn tạo được sao cho có hiệu quả nhất. “Buôntài không bằng dài vốn”. Vốn ít thì chỉ có thể buôn bán nhỏ, vốn dài mới có thể buônbán lớn và buôn bán xa. Mặt khác, do đặc thù của hoạt động kinh doanh, vốn của cácdoanh nghiệp thương mại chủ yếu là vốn lưu động, chiếm khoảng 70 – 80% vốn kinhdoanh nên việc huy động các nguồn vốn cho các doanh nghiệp này đóng vai trò rấtquan trọng. Chính vì tầm quan trọng trên của vốn đã đưa em đến quyết định chọn đề tài:“Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp”. Đềtài của em gồm có 3 phần:Phần I : Lý luận chung về vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại.Phần II: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại công ty thương mại Công NghệPhẩm Hà Tây.Phần III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công tythương mại Công Nghệ Phẩm Hà Tây. Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Trường Đại Học Dân Lập PhươngĐông, tôi đã được các thầy, cô giáo truyền đạt kiến thức và thực tập, tiếp cận với thựctế tại Công ty thương mại công nghệ phẩm Hà Tây và đặc biệt được sự giúp đỡ tậntình của thầy giáo – TS. Nghiêm Sĩ Thương cùng với các cán bộ công nhân viên trongcông ty thương mại công nghệ phẩm Hà Tây, tôi đã hoàn thành được chuyên đề thựctập tốt nghiệp này. Do thời gian, và trình độ có hạn, nhất là tài liệu tham khảo hạn hẹp nên khôngtránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiền của các thầy,cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.   Phần I   Lý luận chung về vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại.I. Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh thương mại.1. Khái niệm. Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên các lĩnh vực sản xuất,lưu thông , dịch vụ.... thể hiện sự khác biệt đáng kể về quy trình công nghệ và tính chấtsản xuất kinh doanh, sự khác biệt đó phần lớn là do đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từngdoanh nghiệp quyết định. Cho dù sự khác biệt này thể hiện đến đâu chăng nữa thì theongôn ngữ kinh tế học người ta thường gọi nó là đầu vào và đầu ra. Một đầu vào hay một nhân tố sản xuất là một hàng hoá hay một dịch vụ mà cácdoanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất của họ. Các đầu vào được kết hợp vớinhau để sản xuất ra các đầu ra, còn đầu ra bao gồm hàng loạt các hàng hoá hay dịch vụcó ích được tiêu dùng hay được sử dụng trong quá trình sản xuất khác. Để có các yếu tố đầu vào, trước hết nhà doanh nghiệp phải huy động trong taymình được một lượng tiền nhất định. Số tiền này được được dùng vào việc xây dựngnhà xưởng, nhà kho, mua sắm các thiết bị, phương tiện và trả lương cho công nhânviên. Do có sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu laođộng, hàng hoá dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. Để đảm bảo cho sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảobù đắp toàn bộ các chi phí bỏ ra và có lãi. Trong các doanh nghiệp thương mại vốn kinh doanh được biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinhdoanh bao gồm: - ...

Tài liệu được xem nhiều: