Danh mục

Luận văn: Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người ở nước ta hiện nay

Số trang: 140      Loại file: pdf      Dung lượng: 936.75 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 70,000 VND Tải xuống file đầy đủ (140 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động cctp đảm bảo quyền con người ở nước ta hiện nay, luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người ở nước ta hiện nay Luận văn Xác định phương hướng, giải phápđẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảoquyền con người ở nước ta hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người là vấn đề ưutiên hàng đầu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Tư pháp là nhánh quyền lực quan trong trong hệ thống tổ chức quyềnlực nhà nước. Tư pháp là lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo nền an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quyền tự do của con người, do đó vấn đềCCTP luôn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nướctheo hướng dân chủ, minh bạch và hiệu lực. CCTP là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng vàhoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay. Không phải đến bây giờ chúng ta mớicó chủ trương CCTP, tư pháp luôn được xem như là một bộ phận trọng tâmcần phải cải cách để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đảm bảo các quyềntự do của công dân. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình xây dựng vàhoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và Nhà nước luôn giành sự quan tâm đặcbiệt đến công tác CCTP. Ngay từ khi giành được độc lập, chúng ta đã bắt tay vàoxây dựng bộ máy tư pháp với tiêu biến bộ máy đó thành “một cơ quan trọng yếucủa chính quyền” (Hồ Chí Minh), và chỉ sau một thời gian ngắn, bộ máy tư phápđã được thiết lập trên phạm vi cả nước. Tư pháp đã giữ một vị trí quan trọng đốivới thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là công cụ đảm bảo trật tự, công bằng xãhội, bảo vệ quyền con người. Bước vào thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thịtrường, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, đòi hỏi bộ máy tưpháp phải cải cách một cách triệt để và đồng bộ. Nhận thực được yêu cầu này,Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vấn đề CCTP, trong các văn kiện đạihội Đảng, vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước, trong đó có CCTP được xem làmột nhiệm vụ quan trọng. Hơn thế nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cụ thểhoá các chủ trương này thành các nghị quyết chuyên đề về hoàn thiện hệthống pháp luật, cải cách tư pháp; đó là, Nghị quyết số 48-NQ/TW; ngày24/5/2005 Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày02/01/2002 của Bộ Chính trị Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW; ngày 02/6/2005 Về chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết số 49-NQ/TW Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020 đã đặt ra nhiệm vụ CCTP, theo đó làm cho “các cơ quan tư pháp phảithật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người”1.Đây là một yêu cầu nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộmáy nhà nước theo hướng NNPQ của Đảng; chính vì vậy việc nghiên cứu cơ sởlý luận, đánh giá thực trạng CCTP để đề ra phương hướng, giải pháp đẩy mạnhCCTP nhằm đảm bảo các quyền con người ở nước ta trong giai đoạn từ nay đếnnăm 2020 là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu này,một mặt là sự tổng kết, đánh giá một cách khách quan quá trình thực hiện Nghịquyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW, mặt khác nó cung cấp luận cứ khoahọc cho việc tiếp tục đẩy mạnh CCTP, bổ sung cương lĩnh của Đảng về xâydựng bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh, nghiêm minh, dân chủ, bảo vệ cácquyền con người. 1.2. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo các quyền con người là yêu cầuquan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta Nhà nước pháp quyền (NNPQ) là một mô hình tổ chức nhà nước chốnglại sự lạm quyền, đề cao, bảo vệ và tôn trọng các quyền con người. Quá trình1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020, (Nghị quyết số 49-NQ/TW), xem tại: www.cpv.org.vn/tulieu/vankien/adj/%123.xây dựng NNPQ đòi hỏi chính quyền phải chịu sự kiểm soát của pháp luật.NNPQ yêu cầu chính quyền phải chịu sự ràng buộc bởi pháp luật để bảo vệcon người, tư pháp là lĩnh vực có chức năng đảm bảo cho pháp luật được thựchiện và bảo vệ con người. Do đó, việc xây dựng NNPQ không thể tách rời vớiquá trình xây dựng, cải cách nền tư pháp, hướng tới một nền tư pháp công minh,độc lập, hiệu quả, bảo vệ các quyền con người. Chính vì vậy, để xây dựng thànhcông NNPQ ở Việt Nam, chúng ta cần phải đẩy mạnh CCTP nhằm đảm bảo tốthơn các quyền con người- một giá trị không thể thiếu của NNPQ. Công cuộc CCTP trong bối cảnh xây dựng NNPQ đang đặt ra nhiềuvấn đề cần phải giải quyết trên phương diện chính trị - pháp lý. Quá trình nàyđòi hỏi phải tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người với tính chấtlà các giá trị xã hội cao quí, được thừa nhận chung của nền văn minh nhânloại, nếu như không được bảo vệ bằng hệ thống toà án công minh, độc lập vàchỉ tuân theo pháp luật, thì khó có thể xây dựng thành công NNPQ. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: