Danh mục

LUẬN VĂN: Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 643.58 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước Lào. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trước đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi Xay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới LUẬN VĂN:Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núiXay Sổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lượclâu dài của Đảng và Nhà nước Lào. Trong những giai đoạn lịch sử cách mạng trướcđây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có sự quan tâm nhất định, nhưngnói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới.Bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa các mốiquan hệ giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcphấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vấn đề giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cần được nhận thứcmột cách sâu sắc và toàn diện hơn. ở các vùng miền núi xa xôi trong quá trìnhchuyển mình phát triển cùng với sự phát triển chung của đất nước, hòa nhập với khuvực và quốc tế điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Một trong những nhiệm vụtrọng tâm của hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai trò của văn hóa ở cấp cơ sởbản, làng, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần, là động lực và mụctiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóanước Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi XaySổm Bun nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới vừa có ýnghĩa lý luận vừa có nghĩa thực tiễn cấp bách. Đề tài góp phần làm sáng tỏ nhận thứcvề vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi của Lào nóichung và ở khu Xay Sổm Bun nói riêng. Đồng thời, qua sự khảo sát nghiên cứu đờisống văn hóa ở khu Xay Sổm Bun, luận văn sẽ góp phần đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động của công tác văn hóa trên địa bàn khu vực này, và qua đógóp phần xây dựng đời sống văn hóa của nước Lào trong thời kỳ đổi mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về vai trò củavăn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi trong quá trình đổi mới hiệnnay. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu vựcmiền núi Xay Sổm Bun trong thời gian vừa qua, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chếcủa công tác này trong quá trình phát triển của khu vực. - Đề xuất những giải pháp góp phần giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dântộc đồng thời phát huy vai trò động lực của văn hóa đối với sự phát triển đời sốngkinh tế - xã hội của khu Xay Sổm Bun hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cácquan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về xây dựng nền văn hóamới và phát triển miền núi làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Luận văn sử dụngcác phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như so sánh, tổng hợp, thống kê và điềutra xã hội học để thực hiện các nhiệm vụ do đề tài đặt ra. 4. Tình hình nghiên cứu Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa nói chung, xây dựng đời sống văn hóa cơsở ở miền núi nói riêng đã được nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Làoquan tâm. Tiêu biểu là các ý kiến của đồng chí Kay Sỏn Phôm Vi Hản trong cuốnsách Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở địa bàn và chính sách của Đảng đối vớicác dân tộc của Lào do Nhà xuất bản Quốc gia Lào xuất bản, 13/12/1995. Ngoài công trình của đồng chí Kay Sỏn Phôm Vi Hản còn có một số côngtrình đề cập tới văn hóa ở miền núi như tác phẩm Văn hóa và lễ hội của các dân tộcvùng Xay Sổm Bun của đồng chí Nọi Chăn Sa Mọn (1998) và công trình nghiên cứuvề Vùng dân tộc của Koong Kẹo (1999). Những công trình đó đã có những đóng góp đáng kể trong việc làm rõ bảnsắc văn hóa dân tộc và vai trò, vị trí của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở,nhận diện đặc trưng văn hóa của vùng đặc biệt là bản làng cổ truyền Lào. Bên cạnhnhững công trình trên còn có một số cuốn sách của Viện Nghiên cứu quốc gia Làobàn về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong những năm gần đây. Ngoài ra còn cómột số công trình nghiên cứu về khu Xay Sổm Bun như: - Vấn đề dân tộc ở Long Chạnh của Cha Lân Dơ Pao Hơ. - Lễ hội truyền thống của các dân tộc Mương Xay Sổm Bun của Nọi Súc MaLa. - Đời sống kinh tế của nhân dân Xay Sổm Bun của Nọi Súc Ma La. - Lịch sử chiến tranh Phả Thi (1945 - 1975). - Dân ca Sảo Long Chạnh. Đó là những công trình đề cập tới những lĩnh vực khác nhau của đời sống chínhtrị, văn hóa, xã hội của khu ít nhiều đã đề cập tới đời sống văn hóa cơ sở ở đây. Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu nào đề cập mộtcách hệ thống vấn đề Xây d ...

Tài liệu được xem nhiều: