Danh mục

LUẬN VĂN: Xây dựng hệ giải pháp tin học hoá công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động của Học viện tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 891.20 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 92,000 VND Tải xuống file đầy đủ (92 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang hướng đến mục tiêu "đến năm 2020, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trở thành một lĩnh vực có vị trí rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Xây dựng hệ giải pháp tin học hoá công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động của Học viện tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh LUẬN VĂN:Xây dựng hệ giải pháp tin học hoá công tácquản lý các lĩnh vực hoạt động của Học viện tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài: a, Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực,nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Đảng, Nhà nước và nhândân ta đang hướng đến mục tiêu đến năm 2020, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệptheo hướng hiện đại. Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trở thành một lĩnh vực cóvị trí rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã quyết định nhiều chủ trương; triển khai nhiềuchương trình, đề án, dự án... công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống cơ quan củaĐảng và Nhà nước nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện tin học hoátrong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan Đảng, bộ máy Nhà nước và các ngành, các cấp. Trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục... quá trình tinhọc hoá đã diễn ra nhanh chóng, đem lại nhiều kết quả. Ở nước ta, bước đầu đã hình thànhkhu vực kinh tế thông tin trong nền kinh tế. Hàng năm, khu vực này đều có chỉ số tăng trưởngtừ 30% trở lên. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy những tiềm năng to lớn; triển khainhiều dự án, trong đó có những dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin -truyền thông ở nước ta. Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trực tiếp góp phần thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội và là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Để trởthành một nước công nghiệp phát triển; nhanh chóng tiếp cận kinh tế tri thức, nền kinh tếnước ta nhất định phải tiếp tục thúc đẩy nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; thúc đẩyquá trình tin học hoá trong tất cả các ngành sản xuất, trong các lĩnh vực đời sống xã hội vàtrước hết là trong hoạt động quản lý của các cấp. Tuy vậy, hiện nay trong hoạt động của cơ quan Đảng và Nhà nước (bao gồm các đơn vịquản lý hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp), việc ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số đề án, dự án cấp quốc gia gần đây đã khôngthực hiện được mục tiêu, không đảm bảo tiến độ, quản lý lỏng lẻo, yếu kém. Hệ quả tất yếu làkhông thực hiện được yêu cầu tin học hoá trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trướchết là tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; gây tổn thất về kinh tế và tác động trực tiếpđến lòng tin của nhân dân đối với việc thực hiện các chương trình ứng dụng công nghệ thôngtin - truyền thông do Nhà nước đầu tư và chỉ đạo thực hiện. Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Namđã có Chỉ thị số 58/CT-TƯ về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2006, Quốc hội đã thông qua và công bố Luật Côngnghệ thông tin - truyền thông của nước ta. Gần đây, ngày 10/4/2007, Chính phủ đã banhành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trongcác cơ quan nhà nước. Đó là những văn kiện rất quan trọng, không chỉ có vai trò xác địnhphương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông ở nước tatrong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn là cơ sở pháp lý để các cấptừ Trung ương đến cơ sở xác định các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng côngnghệ thông tin, thúc đẩy quá trình tin học hoá các lĩnh vực hoạt động trong các cơ quan củaĐảng và Nhà nước và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. b, Với sự hợp nhất của Học viện Hành chính quốc gia, từ năm 2007, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã trở thành một cơ sở lớn nhất, một trung tâm quốc giavề đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, trang bị kiến thức, kỹ năng vềquản lý nhà nước; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ.Trong giai đoạn cách mạng mới, vai trò, vị thế và tầm vóc của Học viện càng có ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển của đất nước. Ngày nay, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông đã trở thành công cụ,phương tiện, giải pháp công nghệ có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội lớn nhất trong việckhai thác, cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin cho mọi đối tượng. Với máy tính điện tửvà các hệ thống mạng, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông cung cấp phươngtiện làm việc để mọi người có thể trao đổi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Khi được ứng dụngtrong thực tế, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông không chỉ nâng cao năngsuất, hiệu quả xử lý thông tin mà còn trở thành một nhân tố trực tiếp tác động đến p ...

Tài liệu được xem nhiều: