Danh mục

LUẬN VĂN: Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 737.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 64,000 VND Tải xuống file đầy đủ (64 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong mục này chúng ta tập trung vào giả quyết những vấn đề cơ bản nhất của đề tài là xây dựng các mô hình để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy việc đầu tiên chúng ta phải làm là làm rõ các khái niệm về tăng trưởng kinh tế , tiến bộ công nghệ , hiệu quả sản xuất và mối quan hệ giữa chúng sau đó chúng ta sẽ lần lượt trình bày các mô hình l thuyết và chỉ ra khả năng ứng dụng chúng I....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế LUẬN VĂN: Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tíchảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế Trong mục này chúng ta tập trung vào giả quyết những vấn đề cơ bản nhất của đềtài là xây dựng các mô hình để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăngtrưởng kinh tế. Như vậy việc đầu tiên chúng ta phải làm là làm rõ các khái niệm về tăngtrưởng kinh tế , tiến bộ công nghệ , hiệu quả sản xuất và mối quan hệ giữa chúng sau đóchúng ta sẽ lần lượt trình bày các mô hình l thuyết và chỉ ra khả năng ứng dụng chúng I. Mô hình hàm sản xuất cổ điển ước lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệđến tăng trưởng 1. Khái niệm trong mục này chúng ta sẽ trình bày vắn tắt các khái niệm cơ bản. 1.1. Tăng trưởng kinh tế và sự đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinhtế Định nghĩa: Sức tăng lên của sản phẩm thực tế của một nền kinh tế qua thời gian.Khả năng vật chất của một nền kinh tế để sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn phụthuộc vào các yếu tố như: (i). Tư liệu sản xuất tăng lên về cả lượng và chất; (ii). Lực lượng lao động tăng lên về lượng và chất; (iii). Tài nguyên thiên nhiên tăng lên về lượng và chất; (iv) . Việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào; (v) . Việc áp dụng và phát triển kỹ thuật mới và sản phẩm mới. Ngoài ra còn phụthuộc vào yếu tố nữa là mức độ tổng cầu phải đủ cao để đảm bảo sử dụng hết các nănglực sản xuất tăng lên của nền kinh tế. nghĩa quan trọng của tăng trưởng kinh tế là ở chỗnó góp phần vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng vì nó cho phép cộng đồng có thểtiêu thụ thêm nhiều hàng hóa và dịch vụ đồng thời làm tăng thênm lượng hàng hóa vàdịch vụ xã hội , như y tế , giáo dục …do đó cải thiện mức sống thự tế của cộng đồng. Sự tăng trưởng thường được đo bằng sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân thựctế (GDP) hoặc tổng quốc dân đầu người qua thời gian. 1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Định nghĩa: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức tay đổi tổng sảnphẩm quốc dân được biểu thị bằng một tỷ số phần trăm trong một đơn vị thời gian chẳnghạn trong một qúy hay năm. Nếu nó được điều chỉnh theo mức lạm phát thì nó được gọilà tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực tế > Nếu tỷ lệ tăng trưởng giảm trong 2 qu liền thì ngườita coi nền kinh tế đang có tình trạng suy thoái và nếu tăng trưởng tron 2 quý liền thì nềnkinh tế được xem là đang phồn thịnh. 1.3. Tiến bộ công nghệ Định nghĩa: Một kiểu thay đổi kỹ thuật là sự dịch chuyển hàm sản xuất theo thờigian phản ảnh hiệu quả lớn hơn trong việc kết hợp các đầu vào. Nó được gọi là thay đổikỹ thuật không được biểu hiện (disembodied) 1.3. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) Định nghĩa: Khả năng sản xuất ra một đơn vị hàng hóa với chi phí thấp nhất . Cóba loại hiệu quả: + Hiệu quả sản xuất (production efficiency): tức là sản phẩm được sản xuất vớigiá thành thấp nhất; + Hiệu quả phân bổ tài nguyên (allocative efficiency): tài nguyên được phân bổcó hiệu quả cho sản xuất ra hàng hóa , dịch vụ mà xã hội yêu cầu ; + Hiệu quả phân phối (distibutional efficiency ) :sản phẩm được phân phối saocho người tiêu dùng , với thu nhập sẵn có của họ và với giá cả thị trường đã cho khôngthể đem ra chi tiêu theo một cách khác được 1.4. Định nghĩa Mô Hình Hàm sản xuất biên và hiệu quả kỹ thuật Các định nghĩa :Hàm sản xuất (hay đường giới hạn) mô tả mối quan hệ về mặtcông nghệ giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Hàm sản xuất biên khácvới hàm sản xuất ước lượng thống kê ở trên là ở chỗ chỗ hàm thống kê cho phép đầu racủa một số hãng có thể nằm phía trên hàm sản xuất ước lượng được trong khi điều này làkhông thể đối với đường giới hạn. Xét một qui trình sản xuất đơn giản trong đó có một đầu vào duy nhất (x) được sửdụng để sản xuất ra một đầu ra duy nhất (Y) ( Hình 1). Đường OF’ chính là đường giớihạn. Đường này nói lên mức sản lượng tối đa có thể đạt được tại mỗi mức đầu vào. Dođó, nó phản ánh trạng thái hiện tại của công nghệ trong ngành . Các hãng trong ngành đó sẽ sản xuất tại đường giới hạn nếu như hãng đạt đượchiệu quả về kỹ thuật, hoặc là dưới đường giới hạn đó nếu như hãng không đạt được hiệuquả về kỹ thuật. Điểm A tượng trưng cho một điểm không hiệu quả trong khi đó điểm Bvà điểm C là những điểm hiệu quả. Hình 1: Đường giới hạn sản xuất Một hãng đang hoạt động tại điểm A là không hiệu quả bởi vì xét về mặt công nghệhãng có thể tăng sản lượng đến mức tương đương với điểm B trên đồ thị mà không cầncó thêm đầu vào. (hoặc là hãng có thể sản xuất ra một mức sản lượng như vậy nhưng cầnít đầu vào hơn, như điểm C trên đường giới hạn). Khoảng cách từ điểm sản xuất của hãngđến đường giới hạn khả năng sản xuất được coi là thước đo nói ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: