Danh mục

LUẬN VĂN: Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 727.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 94,000 VND Tải xuống file đầy đủ (94 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu và động lực phát triển xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân" [45, tr.279] và "thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn" [46, tr.249]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta khẳng định: "Toàn bộ tổ chức và động lực của hệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay LUẬN VĂN:Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu và động lực phát triển xãhội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân [45,tr.279] và thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn [46,tr.249]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH, để thực hiệnmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta khẳngđịnh: Toàn bộ tổ chức và động lực của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới lànhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộcvề nhân dân [23, tr.131]. Trong sự nghiệp cách mạng XHCN, Đảng ta không ngừng mở rộng dân chủ,đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Những thành quả của cách mạng đemlại đã thực sự làm thay da đổi thịt đời sống xã hội ở hầu khắp các địa phương, địa bàncả nước. Đặc biệt 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn, đời sốngcủa người dân đã có những thay đổi rõ rệt, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân laođộng ngày một được quan tâm, việc phát huy dân chủ đã được thể chế hóa bằng phápluật. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng trân trọng, cơchế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý vẫn chưa được thực hiện mộtcách nghiêm túc, kém hiệu quả, phương châm sống và làm việc theo Hiến pháp vàpháp luật vẫn chưa đi vào cuộc sống, đời sống pháp luật thấp, ý thức pháp luật vàdân chủ của nhân dân, đặc biệt của người nông dân còn hết sức thấp kém so với yêucầu, mục tiêu đề ra; như Đảng ta chỉ rõ: Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôntrọng và phát huy đầy đủ trong đời sống xã hội. Không ít hiện tượng mất dân chủ, dânchủ hình thức, có nơi rất nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởngcòn nặng. Đồng thời, cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không điliền với thực hiện kỷ luật và pháp luật, cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủchưa được cụ thể hóa đầy đủ [15, tr.41-42]. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân sâu xa từ đờisống kinh tế xã hội, từ thói quen lối sống, tập tục sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mặtbằng dân trí còn thấp, đặc biệt sự thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấphành luật pháp rất thấp, cơ chế chế tài luật pháp chồng chéo, thiếu đồng bộ chưa thựcsự đi vào cuộc sống, chưa trở thành nhu cầu thiết yếu trong điều chỉnh quan hệ xã hội.Trong khi đó, đối tượng nông dân, ở địa bàn nông thôn, nông nghiệp với vị trí chiếnlược, không chỉ ở số lượng trên 72% dân số mà có vai trò hết sức quan trọng trongviệc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong côngcuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, việc thể chế hóa các chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm chú trọngđúng mức. Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trước đòi hỏi xu thếhội nhập mở cửa hợp tác về kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật, bên cạnh nhữngthuận lợi, thời cơ và vận hội mới thì những khó khăn, thách thức của toàn cầu hóa,của kinh tế thị trường, của sự phân hóa giàu nghèo trong đời sống nhân dân, nhữngtiêu cực tệ nạn xã hội cùng tình trạng suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật của một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân gây cản trở đến quá trình thực hiệndân chủ ở nông thôn, tạo nên những điểm nóng gây mất ổn định chính trị dễ bị kẻđịch lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Vì vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành một mặt nỗ lựcthực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước. Mặt khác, Nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lý rộng mở, thích hợp,sát thực đảm bảo cho người dân dễ hiểu, dễ biết, thực hiện. Đồng thời, điều quantrọng là tổ chức, phổ biến, tuyên truyền, xã hội hóa công tác giáo dục pháp luật gắnvới nhân diện các mô hình hoạt động tự quản ở địa bàn dân cư, nông thôn, phát huyquyền dân chủ của quần chúng nhân dân trong việc tham gia quản lý xã hội ở địaphương. Vì vậy, việc làm rõ vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cấp thiết. Từ những trăn trở và qua thực tế nhiều năm công tác ở cơ sở với những kiếnthức, kinh nghiệm ban đầu đã thôi thúc người viết chọn đề tài: Ý thức phỏp luật vớiquỏ trỡnh thực hiện dõn chủ ở nụng thụn nước ta hiện nay . 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nội dung liên quan đến vấn đề ý thức pháp luật, vấn đề dân chủ, đãđược một số người nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứucủa các tác giả đã được công bố dưới dạng đề tài khoa học, chuyên đề, khảo sát, luận ántiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các bài đăng tải trên các tạp chí, sách báo... Chẳng hạ ...

Tài liệu được xem nhiều: