![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Luận về những đặc điểm nổi bật của thơ chữ Hán thời Lê
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 651.85 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân thành hai phần: một và hai. Phần một tập trung thảo luận ba nội dung chính: (1) Sáng tác thơ chữ Hán của vua quan khai quốc triều Lê, (2) Thơ giáo huấn trị quốc của Lê Thánh Tông, và (3) giao lưu giữa văn nhân Đại Việt và triều Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận về những đặc điểm nổi bật của thơ chữ Hán thời Lê 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI LUẬN VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ CHỮ HÁN THỜI LÊ (Phần một) Võ Thị Minh Phụng, Yan Ming Đại học An Giang Đại học Sư phạm Thượng Hải Tóm tắt: Triều đại nhà Lê với lịch sử gần bốn trăm năm có tầm quan trọng trong lịch sử văn hóa trung đại Việt Nam. Thời kỳ này, các sứ thần Trung Quốc và Đại Việt có sự giao lưu mật thiết. Vua quan lấy thơ ca làm phương thức đối đáp ngâm vịnh trong những buổi giao lưu long trọng giữa các sứ thần. Hán học có vị trí cao trong xã hội thể hiện những tâm tư sâu xa của các nhà Nho làm thơ, làm cho những sáng tác thơ chữ Hán trong thời kỳ này chiếm lĩnh những đỉnh cao của thi đàn dân tộc. Nội dung chính của bài viết gồm những thành tựu chủ yếu của thơ chữ Hán thời Lê, nổi bật nhất là yếu tố con người trong tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm ít người biết đến. Bài viết phân thành hai phần: một và hai. Phần một tập trung thảo luận ba nội dung chính: (1) Sáng tác thơ chữ Hán của vua quan khai quốc triều Lê, (2) Thơ giáo huấn trị quốc của Lê Thánh Tông, và (3) giao lưu giữa văn nhân Đại Việt và triều Minh. Từ khóa: vua quan nhà Lê xướng họa, thơ sứ thần, thơ người Việt gốc hoa, đặc điểm nổi bật thơ chữ Hán. Nhận bài ngày 13.2.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.2.2020 Liên hệ tác giả: Võ Thị Minh Phụng; Email: vtmphung@agu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Minh Thành Tổ vào năm Vĩnh Lạc thứ 5, tháng 6 năm 1407 âm mưu sáp nhập bản đồ Đại Việt vào bản đồ Đại Minh, đồng thời đổi thành quận huyện và bổ nhiệm quan lại hành chính. Người Đại Việt không phục, khắp nơi nổi dậy phản đối với mong muốn lập lại con cháu đời sau nhà Trần, trong đó mạnh nhất là anh hùng Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn. Đến năm Tuyên Đức thứ 2 (1427), quân Minh đánh lâu không thắng, từ đó ký cam kết với Lê Lợi rút quân ra khỏi Đại Việt. Năm sau, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Thuận Thiên. Triều Lê (1428 - 1789) trị vì hơn 370 năm, trải dài song song qua hai triều đại Minh và Thanh. Trong thời gian đó, vào năm Minh Gia Tĩnh thứ 5 (1526) quyền thần Mạc Đăng Dung chiếm ngôi vua Lê Cung Hoàng đã dẫn đến nội loạn gần 70 năm. Sự kiện này phân làm hai thời kỳ: thời kỳ đầu hơn 100 năm là thời TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 7 gian đất nước thái bình và phát triển, thời kỳ sau nhà Lê rơi vào cảnh Nam Bắc đối đầu nội chiến. Chính trong bối cảnh khó khăn này, ý thức dân tộc của các nhà thơ Đại Việt ngày càng sâu sắc, thể hiện rõ các vấn đề lịch sử xã hội trong nội dung thơ chữ Hán, đồng thời có xu hướng đi vào văn hóa nghệ thuật và thơ chữ Hán trở thành thơ của dân tộc Đại Việt. 2. NỘI DUNG 2.1. Sáng tác thơ chữ Hán của vua quan khai quốc triều Lê Vua Lê Lợi trong những ngày đầu xây dựng đất nước đã thi hành những chính sách chiêu mộ hiền tài, cải cách triều đình,… như mở rộng trường học, phát triển nền học vấn quốc gia, tuyển chọn con em quan lại và người tài đức trong dân gian làm quan, tổ chức thi về kinh điển Nho học và có chính sách khen thưởng trong giáo dục. (Ngô Sĩ Liên, 1998; Chú thích 1). Ngoài ra, đối với chính sách coi trọng cả Tam giáo - Nho Phật Lão đã có từ thời Lý Trần; nhà Lê đã thay đổi, coi trọng Nho học, đề xướng lý học của Trình Di và Chu Hy. Thực thi chính sách này, Lê Thái Tổ không chỉ tổ chức khoa cử theo chủ đề Nho học để lấy người làm quan, mà còn tiến hành in khắc Tứ thư đại toàn, làm cho Nho học Trình Di và Chu Hy tại Việt Nam ngày càng phổ biến. Sự kiện này, theo Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: Đất nước ta từ khi phải trải qua thời kỳ binh lửa chiến tranh, anh tài còn lại như lá mùa thu, tuấn sĩ hiếm hoi như sao buổi sớm. Vua Thái Tổ trong những ngày đầu dựng nước, lấy việc xây dựng trường học và đền thờ Khổng Tử làm việc đầu tiên. Việc làm này cho thấy tầm quan trọng của giáo dục (Nho giáo) đối với đất nước. Thuở ban đầu khi đang còn mông muội, khoa cử chưa có vị trí, trẫm đã có chí kế thừa trí huệ của Tổ tiên, mong cầu gặp được người hiền tài. Nay đã tổ chức được các kỳ thi, dự tính đến năm Thiệu Bình thứ 5, các nơi trong nước đều tổ chức được kỳ thi Hương, đến năm thứ 6 thi Hội tại các tỉnh thành. Từ đó về sau, 3 năm một lần, coi sóc cho thành lệ. (Ngô Sĩ Liên, 1998, Bản kỷ, quyển 2; Lê kỷ, quyển 2) Tôn sùng Nho giáo, thực thi chế độ khoa cử Nho học để chọn người tài làm quan tạo điều kiện trong việc chấn hưng nền văn học thời Lê. Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, văn học chữ Hán thời nhà Lê có đặc điểm riêng so với thời Lý - Trần, đạt đến đỉnh cao về số lượng và chất lượng. Việc chọn môn Thơ và Phú làm môn thi theo quy định thi cử thời nhà Lê, c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận về những đặc điểm nổi bật của thơ chữ Hán thời Lê 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI LUẬN VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ CHỮ HÁN THỜI LÊ (Phần một) Võ Thị Minh Phụng, Yan Ming Đại học An Giang Đại học Sư phạm Thượng Hải Tóm tắt: Triều đại nhà Lê với lịch sử gần bốn trăm năm có tầm quan trọng trong lịch sử văn hóa trung đại Việt Nam. Thời kỳ này, các sứ thần Trung Quốc và Đại Việt có sự giao lưu mật thiết. Vua quan lấy thơ ca làm phương thức đối đáp ngâm vịnh trong những buổi giao lưu long trọng giữa các sứ thần. Hán học có vị trí cao trong xã hội thể hiện những tâm tư sâu xa của các nhà Nho làm thơ, làm cho những sáng tác thơ chữ Hán trong thời kỳ này chiếm lĩnh những đỉnh cao của thi đàn dân tộc. Nội dung chính của bài viết gồm những thành tựu chủ yếu của thơ chữ Hán thời Lê, nổi bật nhất là yếu tố con người trong tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm ít người biết đến. Bài viết phân thành hai phần: một và hai. Phần một tập trung thảo luận ba nội dung chính: (1) Sáng tác thơ chữ Hán của vua quan khai quốc triều Lê, (2) Thơ giáo huấn trị quốc của Lê Thánh Tông, và (3) giao lưu giữa văn nhân Đại Việt và triều Minh. Từ khóa: vua quan nhà Lê xướng họa, thơ sứ thần, thơ người Việt gốc hoa, đặc điểm nổi bật thơ chữ Hán. Nhận bài ngày 13.2.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.2.2020 Liên hệ tác giả: Võ Thị Minh Phụng; Email: vtmphung@agu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Minh Thành Tổ vào năm Vĩnh Lạc thứ 5, tháng 6 năm 1407 âm mưu sáp nhập bản đồ Đại Việt vào bản đồ Đại Minh, đồng thời đổi thành quận huyện và bổ nhiệm quan lại hành chính. Người Đại Việt không phục, khắp nơi nổi dậy phản đối với mong muốn lập lại con cháu đời sau nhà Trần, trong đó mạnh nhất là anh hùng Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn. Đến năm Tuyên Đức thứ 2 (1427), quân Minh đánh lâu không thắng, từ đó ký cam kết với Lê Lợi rút quân ra khỏi Đại Việt. Năm sau, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Thuận Thiên. Triều Lê (1428 - 1789) trị vì hơn 370 năm, trải dài song song qua hai triều đại Minh và Thanh. Trong thời gian đó, vào năm Minh Gia Tĩnh thứ 5 (1526) quyền thần Mạc Đăng Dung chiếm ngôi vua Lê Cung Hoàng đã dẫn đến nội loạn gần 70 năm. Sự kiện này phân làm hai thời kỳ: thời kỳ đầu hơn 100 năm là thời TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 7 gian đất nước thái bình và phát triển, thời kỳ sau nhà Lê rơi vào cảnh Nam Bắc đối đầu nội chiến. Chính trong bối cảnh khó khăn này, ý thức dân tộc của các nhà thơ Đại Việt ngày càng sâu sắc, thể hiện rõ các vấn đề lịch sử xã hội trong nội dung thơ chữ Hán, đồng thời có xu hướng đi vào văn hóa nghệ thuật và thơ chữ Hán trở thành thơ của dân tộc Đại Việt. 2. NỘI DUNG 2.1. Sáng tác thơ chữ Hán của vua quan khai quốc triều Lê Vua Lê Lợi trong những ngày đầu xây dựng đất nước đã thi hành những chính sách chiêu mộ hiền tài, cải cách triều đình,… như mở rộng trường học, phát triển nền học vấn quốc gia, tuyển chọn con em quan lại và người tài đức trong dân gian làm quan, tổ chức thi về kinh điển Nho học và có chính sách khen thưởng trong giáo dục. (Ngô Sĩ Liên, 1998; Chú thích 1). Ngoài ra, đối với chính sách coi trọng cả Tam giáo - Nho Phật Lão đã có từ thời Lý Trần; nhà Lê đã thay đổi, coi trọng Nho học, đề xướng lý học của Trình Di và Chu Hy. Thực thi chính sách này, Lê Thái Tổ không chỉ tổ chức khoa cử theo chủ đề Nho học để lấy người làm quan, mà còn tiến hành in khắc Tứ thư đại toàn, làm cho Nho học Trình Di và Chu Hy tại Việt Nam ngày càng phổ biến. Sự kiện này, theo Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: Đất nước ta từ khi phải trải qua thời kỳ binh lửa chiến tranh, anh tài còn lại như lá mùa thu, tuấn sĩ hiếm hoi như sao buổi sớm. Vua Thái Tổ trong những ngày đầu dựng nước, lấy việc xây dựng trường học và đền thờ Khổng Tử làm việc đầu tiên. Việc làm này cho thấy tầm quan trọng của giáo dục (Nho giáo) đối với đất nước. Thuở ban đầu khi đang còn mông muội, khoa cử chưa có vị trí, trẫm đã có chí kế thừa trí huệ của Tổ tiên, mong cầu gặp được người hiền tài. Nay đã tổ chức được các kỳ thi, dự tính đến năm Thiệu Bình thứ 5, các nơi trong nước đều tổ chức được kỳ thi Hương, đến năm thứ 6 thi Hội tại các tỉnh thành. Từ đó về sau, 3 năm một lần, coi sóc cho thành lệ. (Ngô Sĩ Liên, 1998, Bản kỷ, quyển 2; Lê kỷ, quyển 2) Tôn sùng Nho giáo, thực thi chế độ khoa cử Nho học để chọn người tài làm quan tạo điều kiện trong việc chấn hưng nền văn học thời Lê. Trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam, văn học chữ Hán thời nhà Lê có đặc điểm riêng so với thời Lý - Trần, đạt đến đỉnh cao về số lượng và chất lượng. Việc chọn môn Thơ và Phú làm môn thi theo quy định thi cử thời nhà Lê, c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vua quan nhà Lê xướng họa Thơ sứ thần Thơ người Việt gốc hoa Đặc điểm nổi bật thơ chữ Hán Thơ giáo huấn trị quốc Lê Thánh TôngTài liệu liên quan:
-
73 trang 46 1 0
-
73 trang 34 0 0
-
58 trang 32 0 0
-
Lê Thánh Tông - Thời đại và tiếng vang lịch sử
10 trang 25 0 0 -
109 trang 22 0 0
-
109 trang 21 1 0
-
5 trang 19 0 0
-
Quản lý tam giáo dưới triều vua Lê Thánh Tông
8 trang 19 0 0 -
Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội
6 trang 15 0 0 -
Vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại - Lê Thánh Tông: Phần 2
183 trang 14 0 0