Danh mục

LUẬT KINH DOANH (DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA) 2007

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

hai bảng hỏi được xây dựng để thu thập các dữ liệu định lượng từ người di cư và không di cư. hai nhóm đều được hỏi các câu hỏi tương tự về các đặc điểm nhân khẩu và xã hội của họ, nghề nghiệp, điều kiện việc làm, tiền lương và phúc lợi lao động, cũng như đào tạo nghề nghiệp và thăng chức. giả thiết ở đây là người di cư nhiều khả năng là phải làm những công việc tay chân, thu nhập thấp và bấp bênh tại các thị trường lao động tại thành phố. Trên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬT KINH DOANH (DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA) 2007HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LUẬT KINH DOANH (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2007HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGLUẬT KINH DOANH Biên soạn : CN. TRẦN ĐOÀN HẠNH LỜI NÓI ĐẦU Pháp Luật kinh doanh nói chung và Luật kinh doanh nói riêng được coi là bộ phận cấuthành của cơ chế kinh tế, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước. Lýluận về Luật kinh doanh hiện nay ở nước ta đang là một vấn đề phức tạp do Việt Nam đang trongquá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trongđiều kiện khi môi trường pháp luật đang chịu những thay đổi thì việc nghiên cứu hệ thống phápLuật kinh doanh hiện hành đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận mới. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam,pháp luật kinh tế đã thay đổi cơ bản ngành luật kinh tế được đổi tên gọi thành Luật kinh doanh,Luật thương mại cho phù hợp hơn với các quan hệ kinh tế trong tình hình mới. Luật kinh doanhđã được đưa vào giảng dạy tại các trường chuyên ngành luật như Khoa Luật - Trường Đại họcquốc gia Hà nội, Đại học Luật Hà nội và các trường đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh.Cũng như vậy đây là môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khungđào tạo đại học ngành Quản trị kinh doanh của Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Đây làmôn học hết sức cần thiết cho các nhà quản lý kinh doanh trong tương lai vì nó trang bị nhữngkiến thức hết sức cơ bản, thực tế về các thành phần kinh tế hiện nay trong nền kinh tế thị trườngViệt Nam như pháp luật về các loại hình doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang tồn tại.Cũng như các hiện tượng của đời sống kinh tế như pháp luật về các loại hợp đồng trong thươngmại, về phá sản, về cạnh tranh và chống độc quyền, về các phương thức giải quyết tranh chấptrong kinh doanh... Tài liệu được kết cấu thành 7 chương theo đề cương môn Luật kinh doanh dành cho chươngtrình đại học ngành Quản trị kinh doanh của Học viện CNBCVT. Trong đó chương I trình bày cácvấn đề lý luận chung về Luật kinh doanh, các chương sau trình bày về các loại hình doanh nghiệp,pháp luật về đầu tư, pháp luật về các loại hợp đồng trong thương mại, pháp luật về phá sản, phápluật về cạnh tranh và chống độc quyền, pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp trongkinh doanh... Đây là những quan hệ kinh tế rất phổ biến đang tồn tại trong đời sống xã hội hiệnnay cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Do được biên soạn lần đầu tiên một cách chính thức, mặc dù tác giả đã cố gắng cập nhậpnhững văn bản pháp luật mới nhất trong lĩnh vực này và có sự tham khảo giáo trình, tài liệu củamột số trường Đại học nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Mongnhận được sự đóng góp để tài liệu được hoàn thiện hơn./. Hà Nội, tháng 04 năm 2007 Tác giả 3Chương I: Lý luận chung về Luật kinh doanh CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT KINH DOANHGIỚI THIỆU CHƯƠNG I Nội dung của chương I trình bày những vấn đề lý luận chung về Luật kinh doanh với tưcách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ những khái niệm về Luậtkinh doanh để đưa tới cho người học những hiểu biết nhất định về đối tượng điều chỉnh vàphương pháp điều chỉnh của ngành luật này là những quan hệ xã hội nào? Sự tác động của ngànhluật đó lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của mình sẽ bằng những phương pháp và cáchthức nào để đạt được mục đích điều chỉnh? Trong nội dung chương I cũng đề cập tới chủ thể của ngành Luật kinh doanh là ai qua đócũng đề cập tới các điều kiện để trở thành chủ thể của ngành luật này. Mỗi một ngành luật tronghệ thống pháp luật Việt Nam đều có những chủ thể riêng với những yêu cầu nhất định của mình,cũng như vậy muốn trở thành chủ thể của Luật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện được phápluật kinh tế quy định. Quy định này được áp dụng riêng với cá nhân và cơ quan tổ chức. Từ đótiến hành phân loại các chủ thể của Luật kinh doanh, trong đó đặc biệt chú ý đến chủ thể kinhdoanh. Trong thời đại ngày nay, nhà nước nào cũng có chức năng và vai trò kinh tế, chức năng điềutiết, định hướng và quản lý các hoạt động kinh tế. Vì vậy để thực hiện chức năng đó, nhà nướcbao giờ cũng ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh một bộ phận lớn vàđặc thù của các quan hệ xã hội, các quan hệ kinh tế. Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong đời sốngxã hội ngày càng đa dạng, phong phú và năng động. Sự phát triển của các quan hệ xã hội tronglĩnh vự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: