Tiếp nội dung phần 1, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành - 100 câu hỏi và trả lời phần 2 trình bày các nội dung chính như: quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và lập kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm theo phương thức cuốn chiếu; những vấn đề khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành - 100 câu hỏi và trả lời: Phần 2
CHƯƠNG VI
QU N LÝ NGÂN SÁCH
THEO K T QU TH C HI N NHI M V
VÀ L P K HO CH TÀI CHÍNH 05 N M,
K HO CH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH
3 N M THEO PH NG TH C
CU N CHI U
Câu hỏi 77: Luật NSNN năm 2015 quy định về quản lý
ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ
như thế nào?
Trả lời: Tại Luật NSNN năm 2015, lần đầu tiên việc quản lý ngân
sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được luật định. Đây là quy định
tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do là nội dung rất
mới nên Luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và giao
Chính phủ quy định cụ thể. Tại Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật NSNN năm 2015 có hướng dẫn cụ thể nội dung này tại Điều 11
như sau:
1. Quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là việc lập, phân
bổ, chấp hành, quyết toán NSNN trên cơ sở xác định rõ kinh phí ngân
sách gắn với nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm cần hoàn thành với khối
lượng, số lượng và chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Đối tượng thực hiện quản lý NSNN theo kết quả thực hiện
nhiệm vụ là các đơn vị sử dụng NSNN đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Xác định được khối lượng, số lượng, chất lượng, thời gian
hoàn thành;
b) Có cơ sở, căn cứ tính toán để lập và giao dự toán kinh phí theo
tiêu chuẩn định mức kỹ thuật kinh tế, định mức chi tiêu hoặc giá trị
của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương cùng loại được cung
ứng trong điều kiện tương tự (bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí
phải nộp theo quy định của pháp luật);
120 CHƯƠNG VI: QU N LÝ NGÂN SÁCH THEO K T QU TH C HI N NHI M V VÀ L P K HO CH TÀI CHÍNH 05 N M,
K HO CH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH 3 N M THEO PH NG TH C CU N CHI U
c) Phải có tiêu chí, cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện;
d) Có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan giao nhiệm vụ và
cơ quan nhận nhiệm vụ về việc quản lý ngân sách theo kết quả thực
hiện nhiệm vụ.
3. Phạm vi áp dụng là các nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm có thể
xác định được rõ yêu cầu về khối lượng, số lượng, chất lượng, tiêu
chuẩn kỹ thuật của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm hoàn thành và
nhu cầu kinh phí ngân sách cần bảo đảm trên cơ sở định mức kỹ
thuật kinh tế, tiêu chí, định mức chi ngân sách được cơ quan có
thẩm quyền quyết định.
4. Nguyên tắc áp dụng:
a) Tăng thẩm quyền, đi đôi với tăng trách nhiệm cá nhân, tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật của thủ trưởng đơn vị;
b) Đơn giản hóa quy trình quản lý NSNN trong khâu kiểm soát
chi, quyết toán chi NSNN;
c) Khối lượng, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian
cung cấp, dự toán chi phí của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải bảo
đảm tối thiểu bằng hoặc tốt hơn so với phương thức quản lý NSNN
theo các yếu tố đầu vào;
V LU T NGÂN SÁCH NHÀ N C N M 2015 VÀ CÁC V N B N H NG D N THI HÀNH
100 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
121
Câu hỏi 78: Luật NSNN năm 2015 quy định về Kế hoạch tài
chính 05 năm quốc gia và Kế hoạch tài chính -
NSNN 03 năm như thế nào?
Trả lời: Để đảm bảo xây dựng và quản lý ngân sách theo tầm nhìn
trung hạn dựa trên chiến lược phát triển KT-XH và phù hợp với kế
hoạch phát triển KT-XH 5 năm, lần đầu tiên, Luật NSNN năm 2015 đã
có các quy định về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và Kế hoạch tài
chính - NSNN 3 năm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ,
ngành, địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm phải gắn kết với
kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm theo
phương thức cuốn chiếu. Quy định này nhằm đảm bảo tính thống
nhất của kế hoạch tài chính 05 năm với kế hoạch phát triển KT-XH 05
năm, vừa đảm bảo tính khả thi của dự báo các nguồn thu, đáp ứng
yêu cầu thực hiện các cam kết chi của kế hoạch ngân sách 03 năm
theo phương thức cuốn chiếu.
Nội dung các kế hoạch nói trên được hiểu như sau: Kế hoạch tài
chính 05 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm
cùng với kế hoạch phát triển KTXH 05 năm. Kế hoạch tài chính 05
năm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về tài chính -
NSNN; các định hướng lớn về tài chính, NSNN; số thu và cơ cấu thu
nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu; số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường
xuyên; định hướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài
của quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực
hiện kế hoạch.
122 CHƯƠNG VI: QU N LÝ NGÂN SÁCH THEO K T QU TH C HI N NHI M V VÀ L P K HO CH TÀI CHÍNH 05 N M,
K HO CH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH 3 N M THEO PH NG TH C CU N CHI U
Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm là kế hoạch được lập hằng năm
cho thời gian 03 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập
kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức
cuốn chiếu.
Câu hỏi 79: Căn cứ để lập và nội dung Kế hoạch tài chính
05 năm quốc gia theo quy định của Nghị quyết
số 343/2017/NQ-UBTVQH14 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội.
Trả lời: Để bảo đảm chất lượng của kế hoạch tài chính 05 năm, tại
khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết nêu trên quy định về căn cứ lập Kế
hoạch này như sau:
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, kế
hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước;
- Các chiến lược quốc gia về phát triển KTXH, tài chính, nợ công,
cải cách hệ thống thuế; mục tiêu, những chỉ tiêu định ...