Luật số 11/2017/QH14 - Luật Trợ giúp pháp lý. Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật số 11/2017/QH14 QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 11/2017/QH14 LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Trợ giúp pháp lý. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợgiúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Điều 2. Trợ giúp pháp lý Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người đượctrợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, gópphần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bìnhđẳng trước pháp luật. Điều 3. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý 1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. 2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. 3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. 4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúppháp lý. Điều 4. Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý 1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước. 2. Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội. 3. Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hútcác nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý. 4. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổchức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. 2 Điều 5. Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý 1. Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sáchnhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và cácnguồn hợp pháp khác. 2. Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhànước hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý theoquy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên bố trí ngânsách từ số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụviệc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình. 3. Kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ chức tự nguyện thực hiệndo tổ chức đó tự bảo đảm. Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý 1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợgiúp pháp lý có hành vi sau đây: a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của ngườiđược trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý; b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từngười được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý; c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúppháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặcluật có quy định khác; d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợpquy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng; đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng,an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội; e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tàiliệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật. 2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây: a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thựchiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý; c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý;gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúppháp lý. 3 Chương II NGƢỜI ĐƢỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI ĐƢỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 7. Người được trợ giúp pháp lý 1. Người có công với cách mạng. 2. Người thuộc hộ nghèo. 3. Trẻ em. 4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn. 5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. 7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡngkhi li ...