Danh mục

Luật thương mại 3-Phá sản-p2-chương 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.07 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PHẦN II: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆPPhá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một hiện tượng và xu hướng tất yếu của quá trình cạnh tranh, quá trình đào thải, chọn lọc tự nhiên để loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nhiều nước trong nền kinh tế thị trường đều có luật phá sản và luật phá sản đã có tác dụng to lớn trong việc giải quyết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật thương mại 3-Phá sản-p2-chương 1Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản PHẦN II: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một hiện tượng và xu hướngtất yếu của quá trình cạnh tranh, quá trình đào thải, chọn lọc tự nhiên để loại bỏ nhữngdoanh nghiệp yếu kém, khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp làmăn có hiệu quả. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nhiều nước trong nền kinh tế thị trường đều cóluật phá sản và luật phá sản đã có tác dụng to lớn trong việc giải quyết có hiệu quả, cótrật tự các doanh nghiệp bị phá sản góp phần làm ổn định nền kinh tế, bảo vệ quyền lợicủa tương nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ nợ và những người có liên quan,bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội. Nội dung chương trình nghiên cứu về pháp luật về phá sản bao gồm 2 chương : Chương 1 : Những vấn đề chung về phá sản và Luật Phá sản Chương 2 : Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ LUẬT PHÁ SẢNI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁ SẢN1. Khái niệm về phá sản Phá sản doanh nghiệp là hiện tượng một doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanhthương mại, nhưng vì một lý do nào đó ( quản lý kém, bị thiên tai , hỏa hoạn...) nênkhông có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Nguồn gốc của thuật ngữ phá sản được giải thích theo nhiều quan niệm khác nhau.Ở các nước châu Âu, khi nói đến phá sản người ta thường dùng thuật ngữ “Bankruptcy”hoặc “Banqueroute”. Từ này bắt nguồn từ chữ Banca Rotta trong tiếng La Mã cổ cónghĩa là “ chiếc ghế bị gãy”. Thời đó, các thương gia của thành phố thường tập trung lạithành “hội nghị các thương gia”, thương gia nào mất khả năng thanh toán nợ cũng đồngthời mất luôn quyền tham gia hội nghị, do đó ghế của thương gia này bị đem ra khỏi hộitrường9. Ở những quan niệm khác, có người cho rằng danh từ phá sản bắt nguồn từ chữ“ruin” trong tiến la-tinh, có nghĩa là “sự khánh tận”. Khái niệm này dùng để chỉ tìnhtrạng mất cân đối giữa thu và chi của một nhà kinh doanh. Biểu hiện trực tiếp của sự mấtcân đối ấy là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn (insolvency).10 Đứng dưới khía cạnh kinh tế thì phá sản xảy ra khi tổng số nợ lớn hơn tổng số tàisản có. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, một doanh nghiệp chỉ coi là phá sản khi có quyết địnhcủa toà án về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Kể từ khi có quyết định tuyên bố phá9 Nguyễn Tấn Hơn - Phá sản doanh nghiệp, một số vấn đề thực tiển - NXB Chính trị quốc gia - 1995 - tr. 310 Giáo trình Luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân 1997 Trang 53Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế NguyênGiáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sảnsản, doanh nghiệp mới thực sự chấm dứt hoạt động. Chính vì thế, việc thương nhân (phápnhân, thể nhân) lâm vào tình trạng phá sản là căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tụcphá sản. Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án gây hậu quả xấu về nhiềumặt cho nhiều đối tượng, nhất là cho con nợ. Ví dụ, quyết định mở thủ tục phá sản có thểảnh hưởng xấu đế danh dự, uy tín của nhà kinh doanh trên thương trường, đồng thời hạnchế quyền quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.Chính vì vậy, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và doanh nghiệp bị phá sản cónhiều điểm khác nhau, cụ thể là : - Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp đang rơi vào tình trạngmất khả năng thanh toán nợ đến hạn và có thể bị toà án tuyên bố phá sản, tuy nhiên nócũng có cơ hội được phục hồi; trong khi đó doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp đãbị toà án ra quyết định tuyên bố phá sản (phù hợp với các quy định của pháp luật), nó sẽkhông còn cơ hội được phục hồi và phải xoá đăng ký kinh doanh sau khi đã hoàn tất thủtục thanh toán. - Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ mới bị hạn chế một số quyền nhấtđịnh đối với tài sản và một số quyền và lợi ích khác ( ví dụ : quyền định đoạt tài sản,quyền lý lết các hợp đồng..); còn doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp đã bị tước bỏtoàn bộ quyền hành trên các lĩnh vực hoạt động và tài sản bị thanh toán bắt buộc cho cácchủ nợ theo pháp luật. Như vậy, về mặt pháp lý, việc xác định thời điểm doanh nghiệp bị coi là lâm vàotình trạng phá sản là rất quan trọng đối với cả chủ nợ lẫn bản thân doanh nghiệp mắc nợ.Nếu việc xác định thời điểm coi là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản quá trể có thểảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ nợ trong cơ hội đòi nợ. chính vì thế,việc xác định tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và có thểbị khởi đơn ra tòa để tiến hành xử lý theo thủ tục phá sản có ...

Tài liệu được xem nhiều: