Danh mục

Luật thương mại 3-Phá sản-p2-chương 2

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.81 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương II: THỦ TỤC PHÁ SẢNI. Đối tượng có thể bị áp dụng các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp:Theo quy định tại Điều 2 thì luật Phá Sản áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy về nguyên tắc, bất kể doanh nghiệp được tổ chức với qui mô nào, nếu lâm vào tình trạng phá sản thì được xử lý theo quy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật thương mại 3-Phá sản-p2-chương 2Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản Chương II: THỦ TỤC PHÁ SẢNI. Đối tượng có thể bị áp dụng các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 2 thì luật Phá Sản áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tácxã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) đượcthành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy về nguyên tắc, bất kể doanh nghiệp được tổ chức với qui mô nào, nếulâm vào tình trạng phá sản thì được xử lý theo quy định của luật này. Cụ thể thì các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng áp dụng Luật Phá sảndoanh nghiệp bao gồm: 1. Doanh nghiệp Nhà nước; 2. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị xã hội; 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên; 5. Công ty cổ phần; 6. Công ty hợp danh 7. Doanh nghiệp tư nhận; 8. Doanh nghiệp liên doanh; 9. Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; 10. Hợp tác xã; Liên quan đến các đối tượng áp dụng Luật Phá sản doanh nghiệp có hai vấn đề cầnlưu ý : - Một là : đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vàtrong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công íchthiết yếu, tòa án chỉ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sau khiđã nhận được văn bản của thủ tướng Chính phủ hoặc thủ trưởng cơ quan nhà nước đã raquyết định thành lập doanh nghiệp về việc không áp dụng các biện pháp cần thiết phụchồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp đó. - Hai là :việc giải quyết phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam có liên quan đến cánhân, tổ chức nước ngoài(các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài) cũngđược thực hiện theo luật Đấu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Phá sản doanh nghiệp,trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia có quy định khác. Trang 67Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế NguyênGiáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sảnII. Nộp đơn và thụ lý đơn1. Những người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bốphá sản Về nguyên tắc, những người sau đây có quyền đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sảndoanh nghiệp: * Chủ nợ Mục đích của Luật phá sản doanh nghiệp trước tiên là nhằm bảo vệ quyền tài sảncho các chủ nợ vì vậy các chủ nợ là đối tượng đấu tiên có quyền nộp đơn yêu cầu tuyênbố phá sản doanh nghiệp để nhằm thu hồi các khản nợ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bốphá sản mà chỉ có chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần mới cóquyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Các chủ nợ có bảo đảm không cóquyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp bởi lẻ số nợ của họ đã được bảođảm vì thế quyền lợi về tài sản của họ không bị ảnh hưởng. Vì thế, Điều 13, Luật phá sản2004 quy định “khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thìcác chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầumở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó”. * Đại diện công đoàn hoặc người đại diện lao động Người lao động, suy cho cùng, cũng chính là chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xãđối với các khoản nợ lương nếu lương của người lao động không được thanh toán đầy đủ.Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định cho doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động, luật khôngcho phép cá nhân người lao động trực tiếp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà việcnộp đơn của ngừoi lao động phải thông qua người đại diện hoặc công đoàn. Chính vì vậy,Điều 14 Luật Phá sản quy định : “trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trảđược lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tácxã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đạidiện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người laođộng trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký;đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện chongười lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từcác đơn vị trực thuộc tán thành. Như vậy, trong trường hợp này, người lao động trở thành chủ nợ của doanh nghiệpphá sản. Đồng thời, đại diện công đoàn được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ nợtrong qua trì ...

Tài liệu được xem nhiều: