Luật và kinh tế học cho chính sách công
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 444.09 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong vòng vài năm tới, Việt Nam sẽ là một quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”) và sẽ chấp hành hoàn toàn các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ (“USBTA”) và Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á (“AFTA”). Tư cách thành viên trong cộng đồng kinh tế quốc tế sẽ làm tăng đáng kể sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Chẳng hạn, các nghĩa vụ theo AFTA đòi hỏi Việt Nam phải ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật và kinh tế học cho chính sách công Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Luật và kinh tế học cho chính sách công Nghiên cứu tình huống số 3 Tăng trưởng của khu vực tư nhận ở Việt Nam Tháng 1 năm 2005 Bài nghiên cứu tình huống này thuộc bản quyền của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP). FETP là chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, được tài trợ chủ yếu bởi Vụ Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Chương trình giảng dạy được thực hiện nhờ có sự tài trợ của tổ chức The Atlantic Philanthropies. Tài liệu này chỉ dành cho mục đích giảng dạy và thảo luận trên lớp. Bài nghiên cứu tình huống này do các tác giả Bùi Văn, Nguyễn Ngọc Bích, Lâm Quỳnh Anh và Eli Mazur biên soạn . CẦN LỜI KHUYÊN CỦA BẠN Trong vòng vài năm tới, Việt Nam sẽ là một quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”) và sẽ chấp hành hoàn toàn các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ (“USBTA”) và Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á (“AFTA”). Tư cách thành viên trong cộng đồng kinh tế quốc tế sẽ làm tăng đáng kể sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Chẳng hạn, các nghĩa vụ theo AFTA đòi hỏi Việt Nam phải bỏ tất các các biện pháp hạn chế định lượng đối với nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu, hiện nay là từ 40% đến 80%, xuống còn thấp hơn 5% đối với 10.150 tư liệu sản xuất (hàng hóa đầu tư), hàng công nghiệp chế tạo, và các sản phẩm nông nghiệp chế biến vào năm 2006.1 Khi không còn các thuế nhập khẩu và các biện pháp hạn chế định lượng này nữa, hàng nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường nội địa của Việt Nam và các doanh nghiệp không có tính cạnh tranh sẽ thất bại. Không giống như nhiều quốc gia thiếu tài nguyên và vốn nhân lực, Việt Nam có khả năng được hưởng lợi rất lớn lao từ sự hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, Việt Nam phải giải quyết vấn đề khu vực tư nhân nhỏ thật đáng kinh ngạc của mình. Mặc dù khu vực tư nhân của Việt Nam có khả năng cạnh tranh và hiệu quả về sản xuất hơn khu vực nhà nước, nhưng tiền tiết kiệm nội địa của việt Nam đang được chuyển vào các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và các dự án đầu tư công được quan niệm một cách yếu kém. Kết quả là, khu vực nhà nước đang tăng trưởng và hấp thu một tỷ lệ phần trăm lớn hơn trong vốn có sẵn của Việt Nam. Việc tiếp cận vốn là một rào cản quan trọng đối với sự mở rộng khu vực tư nhân ở Việt Nam. Một dấu hiệu chỉ báo sự hạn chế này là khu vực tư nhân của Việt nam chỉ tạo ra được 12 công ty có số vốn vượt quá 33 triệu đô la. Vì Việt Nam chuẩn bị cạnh tranh trên vũ đài quốc tế, nên đây là một vấn đề khó khăn. Một nhóm lỗi lạc được triệu tập vào ngày 15 tháng 1 năm 2005 tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm này sẽ tìm hiểu tại sao khu vực tư nhân đã không tạo ra được các công ty lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Xin vui lòng đọc kỹ lưỡng các nội dung của tài liệu sau đây. Phần I cung cấp một phân tích ngắn gọn về vai trò của khu vực tư nhân trong tăng trưởng kinh tế bền vững. Phần II gồm có một nghiên cứu tình huống với nhan đề “Tình trạng Lưỡng nan của ông Nam”. Sau khi đọc các nội dung này, anh/chị hãy chuẩn bị một bài trình bày ngắn gọn với các bạn cùng lớp, bao gồm phần phân tích về những nguyên nhân cơ bản và những khuyến nghị về chính sách cho nhóm lỗi lạc nói trên xem xét. I. PHÂN TÍCH VỀ KHU VỰC TƯ NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. Giá trị của sự tăng trưởng của khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển Các doanh nghiệp trong nước là những tổ chức quan trọng có tính quyết định đối với phát triển kinh tế. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (“FDI”) là một công cụ để chuyển giao 1 Để có một danh sách tổng hợp các yêu cầu về cắt giảm thuế quan của Việt Nam theo AFTA, hãy xem http://www.aseansec.org/economic/afta/2001_cept_package/vietnam_2001.htm. Đối với phần trình bày tổng quát về các nghĩa vụ theo AFTA, hãy xem http://www.us-asean.org/afta.asp. Tương tự, đến năm 2007, các nghĩa vụ theo BTA sẽ cho phép các công ty Hoa Kỳ thiết lập các nhà máy ở Việt Nam để sản xuất hàng công nghiệp chế tạo cho thị trường nội địa. The Fulbright Economics Teaching Program Case Study Series, Vietnam’s Private Sector Growth công nghệ, nhưng doanh nghiệp trong nước là chìa khóa của sự tăng trưởng có tính công bằng và bền vững. So sánh với các dự án FDI, các doanh nghiệp trong nước tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, dàn trải đầu tư một cách công bằng hơn giữa các khu vực địa lý, và tạo ra một hạ tầng cơ sở nhân lực doanh nhân địa phương. Ở Việt Nam, FDI quan trọng chỉ giới hạn trong phạm vi 15 tỉnh, nhưng doanh nghiệp trong nước hoạt động trong toàn bộ 61 tỉnh.2 Hơn nữa, lợi nhuận từ FDI tất nhiên là được chuyển về quốc gia của nhà đầu tư, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước được tái đầu tư ở Việt Nam. Không giống như các dự án FDI huy động vốn từ tiền tiết kiệm nước ngoài, các doanh nghiệp của Việt Nam phải tiếp cận tiền đầu tư trong nước để tăng trưởng. Trên khắp thế giới, xấp xỉ 80% tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển được thúc đẩy bởi đầu tư tư nhân trong nước (xin xem Hình 1). HÌNH 1 Ñoùng goùp cuûa ñaàu tö tö nhaân vaøo GDP ñaõ taêng leân Phaàn traêm GDP Tổng mức tạo vốn cố định tư nhân * Nguồn: Từ Báo cáo Phát triển Thế giới 2005: Môi trường Đầu tư Tốt hơn cho Mọi người. Khu vực tư nhân của Việt Nam được tượng trưng bởi cơ sở kinh doanh hộ gia đình qui mô nhỏ, điều hành nhà hàng, cửa hiệu hay nhà máy từ tầng trệt của nhà họ. Nhiều doanh nghiệp lớn nhất thế g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật và kinh tế học cho chính sách công Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Luật và kinh tế học cho chính sách công Nghiên cứu tình huống số 3 Tăng trưởng của khu vực tư nhận ở Việt Nam Tháng 1 năm 2005 Bài nghiên cứu tình huống này thuộc bản quyền của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP). FETP là chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, được tài trợ chủ yếu bởi Vụ Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Chương trình giảng dạy được thực hiện nhờ có sự tài trợ của tổ chức The Atlantic Philanthropies. Tài liệu này chỉ dành cho mục đích giảng dạy và thảo luận trên lớp. Bài nghiên cứu tình huống này do các tác giả Bùi Văn, Nguyễn Ngọc Bích, Lâm Quỳnh Anh và Eli Mazur biên soạn . CẦN LỜI KHUYÊN CỦA BẠN Trong vòng vài năm tới, Việt Nam sẽ là một quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (“WTO”) và sẽ chấp hành hoàn toàn các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ (“USBTA”) và Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á (“AFTA”). Tư cách thành viên trong cộng đồng kinh tế quốc tế sẽ làm tăng đáng kể sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Chẳng hạn, các nghĩa vụ theo AFTA đòi hỏi Việt Nam phải bỏ tất các các biện pháp hạn chế định lượng đối với nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu, hiện nay là từ 40% đến 80%, xuống còn thấp hơn 5% đối với 10.150 tư liệu sản xuất (hàng hóa đầu tư), hàng công nghiệp chế tạo, và các sản phẩm nông nghiệp chế biến vào năm 2006.1 Khi không còn các thuế nhập khẩu và các biện pháp hạn chế định lượng này nữa, hàng nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường nội địa của Việt Nam và các doanh nghiệp không có tính cạnh tranh sẽ thất bại. Không giống như nhiều quốc gia thiếu tài nguyên và vốn nhân lực, Việt Nam có khả năng được hưởng lợi rất lớn lao từ sự hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, Việt Nam phải giải quyết vấn đề khu vực tư nhân nhỏ thật đáng kinh ngạc của mình. Mặc dù khu vực tư nhân của Việt Nam có khả năng cạnh tranh và hiệu quả về sản xuất hơn khu vực nhà nước, nhưng tiền tiết kiệm nội địa của việt Nam đang được chuyển vào các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và các dự án đầu tư công được quan niệm một cách yếu kém. Kết quả là, khu vực nhà nước đang tăng trưởng và hấp thu một tỷ lệ phần trăm lớn hơn trong vốn có sẵn của Việt Nam. Việc tiếp cận vốn là một rào cản quan trọng đối với sự mở rộng khu vực tư nhân ở Việt Nam. Một dấu hiệu chỉ báo sự hạn chế này là khu vực tư nhân của Việt nam chỉ tạo ra được 12 công ty có số vốn vượt quá 33 triệu đô la. Vì Việt Nam chuẩn bị cạnh tranh trên vũ đài quốc tế, nên đây là một vấn đề khó khăn. Một nhóm lỗi lạc được triệu tập vào ngày 15 tháng 1 năm 2005 tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm này sẽ tìm hiểu tại sao khu vực tư nhân đã không tạo ra được các công ty lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Xin vui lòng đọc kỹ lưỡng các nội dung của tài liệu sau đây. Phần I cung cấp một phân tích ngắn gọn về vai trò của khu vực tư nhân trong tăng trưởng kinh tế bền vững. Phần II gồm có một nghiên cứu tình huống với nhan đề “Tình trạng Lưỡng nan của ông Nam”. Sau khi đọc các nội dung này, anh/chị hãy chuẩn bị một bài trình bày ngắn gọn với các bạn cùng lớp, bao gồm phần phân tích về những nguyên nhân cơ bản và những khuyến nghị về chính sách cho nhóm lỗi lạc nói trên xem xét. I. PHÂN TÍCH VỀ KHU VỰC TƯ NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. Giá trị của sự tăng trưởng của khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển Các doanh nghiệp trong nước là những tổ chức quan trọng có tính quyết định đối với phát triển kinh tế. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (“FDI”) là một công cụ để chuyển giao 1 Để có một danh sách tổng hợp các yêu cầu về cắt giảm thuế quan của Việt Nam theo AFTA, hãy xem http://www.aseansec.org/economic/afta/2001_cept_package/vietnam_2001.htm. Đối với phần trình bày tổng quát về các nghĩa vụ theo AFTA, hãy xem http://www.us-asean.org/afta.asp. Tương tự, đến năm 2007, các nghĩa vụ theo BTA sẽ cho phép các công ty Hoa Kỳ thiết lập các nhà máy ở Việt Nam để sản xuất hàng công nghiệp chế tạo cho thị trường nội địa. The Fulbright Economics Teaching Program Case Study Series, Vietnam’s Private Sector Growth công nghệ, nhưng doanh nghiệp trong nước là chìa khóa của sự tăng trưởng có tính công bằng và bền vững. So sánh với các dự án FDI, các doanh nghiệp trong nước tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, dàn trải đầu tư một cách công bằng hơn giữa các khu vực địa lý, và tạo ra một hạ tầng cơ sở nhân lực doanh nhân địa phương. Ở Việt Nam, FDI quan trọng chỉ giới hạn trong phạm vi 15 tỉnh, nhưng doanh nghiệp trong nước hoạt động trong toàn bộ 61 tỉnh.2 Hơn nữa, lợi nhuận từ FDI tất nhiên là được chuyển về quốc gia của nhà đầu tư, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước được tái đầu tư ở Việt Nam. Không giống như các dự án FDI huy động vốn từ tiền tiết kiệm nước ngoài, các doanh nghiệp của Việt Nam phải tiếp cận tiền đầu tư trong nước để tăng trưởng. Trên khắp thế giới, xấp xỉ 80% tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển được thúc đẩy bởi đầu tư tư nhân trong nước (xin xem Hình 1). HÌNH 1 Ñoùng goùp cuûa ñaàu tö tö nhaân vaøo GDP ñaõ taêng leân Phaàn traêm GDP Tổng mức tạo vốn cố định tư nhân * Nguồn: Từ Báo cáo Phát triển Thế giới 2005: Môi trường Đầu tư Tốt hơn cho Mọi người. Khu vực tư nhân của Việt Nam được tượng trưng bởi cơ sở kinh doanh hộ gia đình qui mô nhỏ, điều hành nhà hàng, cửa hiệu hay nhà máy từ tầng trệt của nhà họ. Nhiều doanh nghiệp lớn nhất thế g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế học chính sách công chiến kinh doanh kinh tế Việt Nam quản trị doanh nghiệp kinh tế tăng trưởngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 573 0 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 341 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 327 0 0 -
38 trang 239 0 0
-
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 230 6 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 227 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 224 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 224 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 222 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 220 0 0