Danh mục

Lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.95 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản chất đích thực của ánh sáng khả kiến là một bí ẩn làm lúng túng loài người trong nhiều thế kỉ. Các nhà khoa học Hy Lạp thuộc trường phái Pythagore cổ đại cho rằng mỗi một vật khả kiến phát ra một dòng hạt đều đặn, còn Aristotle kết luận rằng ánh sáng truyền đi theo kiểu giống như sóng trên đại dương. Mặc dù những ý tưởng này đã trải qua hàng loạt cải tiến và thu được tiến bộ đáng kể trong thế kỉ 20 vừa qua, nhưng điều cốt lõi của cuộc tranh luận do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng Lưỡng tính sóng-hạt của ánh sángBản chất đích thực của ánh sáng khả kiến là một bí ẩn làmlúng túng loài người trong nhiều thế kỉ. Các nhà khoa họcHy Lạp thuộc trường phái Pythagore cổ đại cho rằng mỗimột vật khả kiến phát ra một dòng hạt đều đặn, cònAristotle kết luận rằng ánh sáng truyền đi theo kiểu giốngnhư sóng trên đại dương. Mặc dù những ý tưởng này đãtrải qua hàng loạt cải tiến và thu được tiến bộ đáng kểtrong thế kỉ 20 vừa qua, nhưng điều cốt lõi của cuộc tranhluận do các nhà triết học Hy Lạp đặt ra vẫn kéo dài chotới ngày nay.Một quan điểm nhìn nhận ánh sáng giống như sóng trongtự nhiên, chúng tạo ra năng lượng và truyền trong khônggian theo kiểu tương tự như các gợn sóng lan dần ra trênbề mặt của một ao nước phẳng lặng sau khi bị một hòn đárơi xuống làm nhiễu động. Quan điểm đối lập cho rằngánh sáng gồm dòng các hạt đều đặn, rất giống với nhữnggiọt nước nhỏ xíu phun ra từ một vòi tưới vườn. Trong vàithế kỉ qua, mỗi quan điểm chỉ được nhất trí trong mộtkhoảng thời gian nào đó, rồi lại bị lật đổ bởi bằng chứngcho quan điểm kia. Chỉ trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ20 cũng là bằng chứng đủ sức thuyết phục mang tới câutrả lời toàn diện, và trước sự ngạc nhiên của nhiều người,hóa ra cả hai lí thuyết đều chính xác, ít nhất là trong từngbộ phận.Vào đầu thế kỉ 19, chủ đề về bản chất ánh sáng đã đẩycộng đồng khoa học tới chỗ chia phe dựng trại chiến đấukịch liệt bảo vệ cho giá trị của những lí thuyết ưa chuộngcủa họ. Một nhóm nhà khoa học, những người tán thànhthuyết sóng, tập trung bàn luận về những khám phá củanhà khoa học người Hà Lan Christiaan Huygens. Còn trạibên kia thì trích dẫn thí nghiệm lăng kính của ngài IsaacNewton, xem là bằng chứng cho thấy ánh sáng truyền đidưới dạng một trận mưa hạt, mỗi hạt đi theo đường thẳngcho tới khi nó bị khúc xạ, hấp thụ, phản xạ, nhiễu xạ theomột số kiểu khác. Mặc dù chính Newton hình như cũngcó một số nghi ngờ với thuyết tiểu thể của ông về bảnchất ánh sáng, nhưng uy tín của ông trong cộng đồngkhoa học có sức nặng quá lớn nên những kẻ ủng hộ ôngđã bỏ qua tất cả những bằng chứng khác trong cuộc chiếnđấu khốc liệt của mình.Lí thuyết khúc xạ ánh sáng của Huygens, dựa trên kháiniệm bản chất giống như sóng của ánh sáng, cho rằng vậntốc ánh sáng trong một chất bất kì tỉ lệ nghịch với chiếtsuất của nó. Nói cách khác, Huygens cho rằng ánh sángcàng bị bẻ cong, hay khúc xạ, khi đi vào một chất, thì nócàng chậm khi truyền qua chất đó. Những người ủng hộông kết luận rằng nếu ánh sáng là một dòng hạt, thì sẽ xảyra kết quả ngược lại, vì ánh sáng đi vào môi trường đậmđặc hơn sẽ bị các phân tử môi trường đó hút và vận tốc sẽtăng lên, chứ không giảm xuống. Mặc dù lời hòa giải chocuộc cãi vã này là đo vận tốc ánh sáng trong các chất khácnhau, không khí và thủy tinh chẳng hạn, nhưng trong thờikì đó, dụng cụ dùng để làm việc này chưa ra đời. Thêmnữa, ánh sáng hình như chuyển động với cùng một vậntốc, bất chấp môi trường mà nó đi qua. Phải hơn 150 nămsau, vận tốc của ánh sáng mới được đo với độ chính xáccao để chứng minh thuyết Huygens là đúng

Tài liệu được xem nhiều: