5. Chẩn đoán. Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán SLE của hội bệnh thấp Hoa Kỳ (American Rheumatism Association ARA) 1982.5.1. Ban vùng má : ban đỏ vùng mũi má hình cánh bướm. 5.2. Ban dạng đĩa (discoid) ban đỏ gờ cao, giới hạn rõ có vẩy sừng dính chặt khó cậy, dày sừng từng điểm ở nang lông, có teo da.5.3. Mẫn cảm ánh sáng ( Photosensitivity): có tiền sử mẫn cảm ánh sáng hoặc thầy thuốc quan sát thấy.5.4. Loét miệng không đau,hoặc loét hầu họng không đau, thầy thuốc khám, quan sát thấy. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUPÚT BAN ĐỎ HỆ THỐNG (Kỳ 3) LUPÚT BAN ĐỎ HỆ THỐNG ( Systemic lupus erythematosus ) ( SLE) (Kỳ 3) BS CKII. Bùi Khánh Duy. 5. Chẩn đoán. Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán SLE của hội bệnh thấp Hoa Kỳ(American Rheumatism Association ARA) 1982. 5.1. Ban vùng má : ban đỏ vùng mũi má hình cánh bướm. 5.2. Ban dạng đĩa (discoid) ban đỏ gờ cao, giới hạn rõ có vẩy sừng dínhchặt khó cậy, dày sừng từng điểm ở nang lông, có teo da. 5.3. Mẫn cảm ánh sáng ( Photosensitivity): có tiền sử mẫn cảm ánh sánghoặc thầy thuốc quan sát thấy. 5.4. Loét miệng không đau,hoặc loét hầu họng không đau, thầy thuốckhám, quan sát thấy. 5.5. Viêm khớp: Viêm khớp không trợt xước, hai hoặc nhiều khớp ngoạibiên,sưng, đau, tràn dịch. 5.6. Viêm thanh mạc : viêm màng phổi, tiếng cọ màng phổi, tràn dịchmàng phổi, viêm màng tim, tràn dịch màng tim, tiếng cọ màng tim, biến đổi điệntâm đồ. 5.7. Rối loạn thận : protein niệu > 500 mg/ ngày, có cặn lắng tế bào. 5.8. Rối loạn hệ thần kinh trung ương: động kinh hoặc cơn vắng ý thức tâmthần. 5.9. Rối loạn huyết học : - Thiếu máu tan huyết có tăng hồng cầu lưới. - Giảm bạch cầu < 4000 / mm3. - Giảm tiểu cầu < 100. 000/ mm3 . 5.10. Rối loạn miến dịch : Tế bào LE dương tính. Anti DNA (+). Anti Sm (+). VDRL dương tính giả. 5.11. Kháng thể kháng nhân. Kháng thể kháng nhân Ds DNA. SSA ( Anti Ro). SS B ( Anti La). Nếu có > 4 tiêu chuẩn , bệnh nhân được chẩn đoán là SLE. Để chẩn đoán SLE còn có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xétnghiệm sau(theo kinh ngiệm lâm sàng và theo các sách,tài liệu): - Ban đỏ vùng mũi má hình cánh bướm. - Sốt. - Mệt mỏi. - Sút cân. - Rụng tóc. - Viêm khớp. - Tổn thương thận. - Máu lắng tăng cao. - Bạch cầu giảm < 4000 / mm3. - Tế bào LE (+). - Kháng thể kháng nhân (+). - Giới : nữ. Chẩn đoán phân biệt : cần chẩn đoán phân biệt SLE với một số bệnh sau: - Viêm da tiếp xúc, viêm da mẫn cảm ánh sáng cũng thường bị ở vùng hở (mặt, 2 cẳng bàn tay ). - Viêm da cơ (dermatomyositis) : ban đỏ phù nề quanh ổ mắt, màu đỏ tím (heliotrope), có sẩn gottron cẳng tay, mu ngón tay, yếu cơ, thay đổi men cơ điệncơ,sinh thiết cơ. Tiên lượng : là bệnh nặng, bệnh hệ thống, tỉ lệ sống sót được sau 5 nămchiếm 93% số bệnh nhân. Điều trị : - Nghỉ ngơi. -Tránh phơi nắng : đi nắng đội mũ nón rộng vành, che mạng, UVA làmtrầm trọng bệnh. Tránh ánh nắng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.Tránh da bị phơinắng trực tiếp, dùng kem chống nắng. - Corticoids 60 mg/ ngày, giảm liều từ từ, chậm, khi đạt hiệu quả lâm sàngđể tránh cơn bùng phát. - Thuốc ức chế miến dịch cho dùng đồng thời với corticoid : Azathioprinehoặc cyclophosphamide. - Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquine, hữu ích cho ban da SLE mạntính và bán cấp 300 mg/ ngày. Trước và sau khi dùng thuốc chống sốt rét tổng hợpthử chức năng gan, khám mắt và theo dõi về mắt, khám võng mạc, theo dõi 6tháng về mắt. - Bôi mỡ corticoid vào vùng da tổn thương 2 lần/ ngày. Bệnh nhân SLE không nên có mang,sinh đẻ vì làm bệnh nặng lên. Cần lưu ý một số thuốc làm bệnh nặng lên hoặc kích phát bệnh.