Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế - Quốc gia thăng trầm: Phần 1
Số trang: 267
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.75 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách "Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế - Quốc gia thăng trầm" mang tới cái nhìn tổng quan về lịch sử, cơ chế vận hành, đặc trưng của các nền kinh tế thế giới, từ đó phóng chiếu về viễn cảnh tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế - Quốc gia thăng trầm: Phần 1 RUCHIR SHARMA Tường Linh dịch — ★— • THE RISE AND FALL OF NATIONS • QUỐC GIA THĂNG TRẦM LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾPHƯƠNG NAM BOOKS & NXB THẾ GIỚI ebook©vctvegroup | 20-07-2021 Về tác giả Ruchir Sharma là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất tại Quỹ Quảnlý Đầu tư Morgan Stanley, với hơn 20 tỷ đô-la tài sản thuộc quyền quản lý.Ông đi nhiều, dành ra một tuần mỗi tháng tại một quốc gia để gặp gỡ giớichính trị, CEO hàng đầu và các nhân vật địa phương khác. Sharma đã là một cây viết thậm chí từ trước khi là một nhà đầu tư. Ônglà cộng tác viên thường xuyên cho các trang quan điểm của Wall StreetJournal, Financial Times và Times of India. Các tiểu luận của ông đã đượcđăng trên tạp chí Foreign Affairs, Time, New York Times, Foreign Policy,Forbes và Bloomberg View. Trong thập kỷ qua, ông đã dành nhiều thời gianlàm cộng tác viên biên tập với Newsweek, nơi ông phụ trách một chuyênmục thường xuyên mang tên “Nhà đầu tư toàn cầu (Global Investor)”.Cuốn sách đầu tay của ông, Các quốc gia đột phá: Tìm kiếm phép mầukinh tế tiếp theo (Breakout Nations: In Pursuit of the Next EconomicMiracles) đã ra mắt và trở thành sách bán chạy số một ở Ấn Độ, sách bánchạy trên Wall Street Journal và được Foreign Policy bình chọn là mộttrong 21 cuốn sách phải đọc trong năm 2012. Bloomberg nêu danh Sharma như một trong 50 người có ảnh hưởngnhất thế giới vào tháng 10-2015. Năm 2012, ông được Foreign Policy chọnlà một trong các Nhà tư tưởng Hàng đầu Toàn cầu, và vào tháng 6-2013,tuần san Outlook hàng đầu của Ấn Độ đã vinh danh ông là một trong 25Người Ấn Độ Thông minh nhất Thế giới. Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos đã chọn Sharma là một trong nhữngNhà lãnh đạo trẻ hàng đầu của thế giới vào 2007. Là một vận động viên chạy bộ đầy nhiệt huyết, ông thường xuyên tậpluyện với cựu huấn luyện viên Olympic của mình và tranh tài trong cáccuộc chạy nước rút. Lời nói đầu Vào chốn hoang dã Suốt 25 năm qua, năm nào tôi cũng tham gia vào đoàn đi săn đến ẤnĐộ hoặc châu Phi. Trong một lần đến châu Phi, tôi được nghe câu chuyệnvề một vị vua đã cho con trai ông vào rừng để tìm hiểu nhịp điệu của rừnggià. Lần đầu xuất hành, giữa inh ỏi âm thanh của côn trùng và chim chóc,chàng hoàng tử trẻ chỉ nghe được tiếng gầm của sư tử và tiếng rống củavoi. Chàng trở lại rừng nhiều lần và bắt đầu nhận biết những âm thanh khónhận biết hơn, cho đến khi chàng nghe được cả tiếng sột soạt của một conrắn và tiếng lũ bướm đập cánh. Vua cha lệnh cho chàng hãy tiếp tục vàorừng cho đến khi cảm nhận được hiểm họa trong thinh lặng và ước vọngtrong ánh bình minh. Để xứng vai một bậc trị vì, vị hoàng tử phải ngheđược cả những gì chẳng phát ra tiếng. Nhịp điệu của rừng xanh đã chẳng còn ở New York, nơi tôi sống,nhưng câu chuyện xa xưa của xứ Phi châu này lại rất phù hợp với một thếgiới đã tái định hình bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Cuộckhủng hoảng này đã làm đảo lộn cả thế giới, làm gián đoạn các dòng mậudịch lẫn tiền tệ, châm ngòi cho những cuộc động loạn chính trị, làm suyyếu nền kinh tế toàn cầu và khiến thật khó để nhận ra ra quốc gia nào sẽlớn mạnh và quốc gia nào sẽ suy vong trong một bối cảnh đã chuyển biến.Cuốn sách này nhằm gạn lọc những thông tin cường điệu và rối nhiễu đểchọn ra những tín hiệu rõ ràng nhất hầu tiên đoán sự trỗi dậy hoặc suy tàncủa các quốc gia. Cuốn sách là một nỗ lực để phục hiện cuộc giáo hóa vịhoàng tử, cho những ai quan tâm đến nền kinh tế toàn cầu. Những người trong giới tài chính toàn cầu thường tự xem họ là loàimèo lớn, những con thú săn mồi đang căng tai lắng nghe tiếng sột soạttrong khu rừng kinh tế. Nhưng ở châu Phi, sự khác biệt giữa họ nhà mèo vànhững loài khác bị xóa nhòa rất nhanh. Mỗi năm trên đồng bằng Mara –Serengeti ở Kenya và Tanzania, hơn một triệu con linh dương đầu bò nốiđuôi nhau đi thành một vòng gần hai ngàn dặm đường mà chúng đã in dấuchân suốt bao thế hệ. Di chuyển trong làn mưa bên cạnh những con ngựavằn và linh dương gazen, lũ linh dương đầu bò vụng về luôn bị đám sư tử,báo hoa mai và báo săn rình rập. Cuộc tranh đấu trông có vẻ lộn xộn, nhưng sư tử tương đối chậm, hụthơi và chụp dính chưa đến một phần năm số lần vồ mồi. Báo săn thìnhanh hơn, nhưng vì chúng nhỏ hơn và thường săn một mình, chúng buộcphải nhường lại nhiều con mồi đã hạ được cho bọn ăn xác thối đi thànhbầy. Không quá một phần mười số báo săn sống được qua một tuổi. Sư tửsống lâu hơn một chút, nhưng nhiều con đực sớm bỏ mạng trong nhữngtrận giao chiến giành lãnh địa với các con đực khác. Chu trình sinh tử đốivới lũ thú ăn thịt cũng tàn khốc không kém gì với con mồi, một thực tế cóthể khiến những con sư tử tương lai của nền kinh tế toàn cầu phải chùnchí. Tôi đã sống trong nỗi sợ về sự tồn vong của ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế - Quốc gia thăng trầm: Phần 1 RUCHIR SHARMA Tường Linh dịch — ★— • THE RISE AND FALL OF NATIONS • QUỐC GIA THĂNG TRẦM LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾPHƯƠNG NAM BOOKS & NXB THẾ GIỚI ebook©vctvegroup | 20-07-2021 Về tác giả Ruchir Sharma là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất tại Quỹ Quảnlý Đầu tư Morgan Stanley, với hơn 20 tỷ đô-la tài sản thuộc quyền quản lý.Ông đi nhiều, dành ra một tuần mỗi tháng tại một quốc gia để gặp gỡ giớichính trị, CEO hàng đầu và các nhân vật địa phương khác. Sharma đã là một cây viết thậm chí từ trước khi là một nhà đầu tư. Ônglà cộng tác viên thường xuyên cho các trang quan điểm của Wall StreetJournal, Financial Times và Times of India. Các tiểu luận của ông đã đượcđăng trên tạp chí Foreign Affairs, Time, New York Times, Foreign Policy,Forbes và Bloomberg View. Trong thập kỷ qua, ông đã dành nhiều thời gianlàm cộng tác viên biên tập với Newsweek, nơi ông phụ trách một chuyênmục thường xuyên mang tên “Nhà đầu tư toàn cầu (Global Investor)”.Cuốn sách đầu tay của ông, Các quốc gia đột phá: Tìm kiếm phép mầukinh tế tiếp theo (Breakout Nations: In Pursuit of the Next EconomicMiracles) đã ra mắt và trở thành sách bán chạy số một ở Ấn Độ, sách bánchạy trên Wall Street Journal và được Foreign Policy bình chọn là mộttrong 21 cuốn sách phải đọc trong năm 2012. Bloomberg nêu danh Sharma như một trong 50 người có ảnh hưởngnhất thế giới vào tháng 10-2015. Năm 2012, ông được Foreign Policy chọnlà một trong các Nhà tư tưởng Hàng đầu Toàn cầu, và vào tháng 6-2013,tuần san Outlook hàng đầu của Ấn Độ đã vinh danh ông là một trong 25Người Ấn Độ Thông minh nhất Thế giới. Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos đã chọn Sharma là một trong nhữngNhà lãnh đạo trẻ hàng đầu của thế giới vào 2007. Là một vận động viên chạy bộ đầy nhiệt huyết, ông thường xuyên tậpluyện với cựu huấn luyện viên Olympic của mình và tranh tài trong cáccuộc chạy nước rút. Lời nói đầu Vào chốn hoang dã Suốt 25 năm qua, năm nào tôi cũng tham gia vào đoàn đi săn đến ẤnĐộ hoặc châu Phi. Trong một lần đến châu Phi, tôi được nghe câu chuyệnvề một vị vua đã cho con trai ông vào rừng để tìm hiểu nhịp điệu của rừnggià. Lần đầu xuất hành, giữa inh ỏi âm thanh của côn trùng và chim chóc,chàng hoàng tử trẻ chỉ nghe được tiếng gầm của sư tử và tiếng rống củavoi. Chàng trở lại rừng nhiều lần và bắt đầu nhận biết những âm thanh khónhận biết hơn, cho đến khi chàng nghe được cả tiếng sột soạt của một conrắn và tiếng lũ bướm đập cánh. Vua cha lệnh cho chàng hãy tiếp tục vàorừng cho đến khi cảm nhận được hiểm họa trong thinh lặng và ước vọngtrong ánh bình minh. Để xứng vai một bậc trị vì, vị hoàng tử phải ngheđược cả những gì chẳng phát ra tiếng. Nhịp điệu của rừng xanh đã chẳng còn ở New York, nơi tôi sống,nhưng câu chuyện xa xưa của xứ Phi châu này lại rất phù hợp với một thếgiới đã tái định hình bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Cuộckhủng hoảng này đã làm đảo lộn cả thế giới, làm gián đoạn các dòng mậudịch lẫn tiền tệ, châm ngòi cho những cuộc động loạn chính trị, làm suyyếu nền kinh tế toàn cầu và khiến thật khó để nhận ra ra quốc gia nào sẽlớn mạnh và quốc gia nào sẽ suy vong trong một bối cảnh đã chuyển biến.Cuốn sách này nhằm gạn lọc những thông tin cường điệu và rối nhiễu đểchọn ra những tín hiệu rõ ràng nhất hầu tiên đoán sự trỗi dậy hoặc suy tàncủa các quốc gia. Cuốn sách là một nỗ lực để phục hiện cuộc giáo hóa vịhoàng tử, cho những ai quan tâm đến nền kinh tế toàn cầu. Những người trong giới tài chính toàn cầu thường tự xem họ là loàimèo lớn, những con thú săn mồi đang căng tai lắng nghe tiếng sột soạttrong khu rừng kinh tế. Nhưng ở châu Phi, sự khác biệt giữa họ nhà mèo vànhững loài khác bị xóa nhòa rất nhanh. Mỗi năm trên đồng bằng Mara –Serengeti ở Kenya và Tanzania, hơn một triệu con linh dương đầu bò nốiđuôi nhau đi thành một vòng gần hai ngàn dặm đường mà chúng đã in dấuchân suốt bao thế hệ. Di chuyển trong làn mưa bên cạnh những con ngựavằn và linh dương gazen, lũ linh dương đầu bò vụng về luôn bị đám sư tử,báo hoa mai và báo săn rình rập. Cuộc tranh đấu trông có vẻ lộn xộn, nhưng sư tử tương đối chậm, hụthơi và chụp dính chưa đến một phần năm số lần vồ mồi. Báo săn thìnhanh hơn, nhưng vì chúng nhỏ hơn và thường săn một mình, chúng buộcphải nhường lại nhiều con mồi đã hạ được cho bọn ăn xác thối đi thànhbầy. Không quá một phần mười số báo săn sống được qua một tuổi. Sư tửsống lâu hơn một chút, nhưng nhiều con đực sớm bỏ mạng trong nhữngtrận giao chiến giành lãnh địa với các con đực khác. Chu trình sinh tử đốivới lũ thú ăn thịt cũng tàn khốc không kém gì với con mồi, một thực tế cóthể khiến những con sư tử tương lai của nền kinh tế toàn cầu phải chùnchí. Tôi đã sống trong nỗi sợ về sự tồn vong của ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quốc gia thăng trầm Vận mệnh các nền kinh tế bắt mạch kinh tế Nguồn nhân lực Kinh tế tuần hoàn Chi trình sinh tồnTài liệu liên quan:
-
174 trang 347 0 0
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 250 5 0 -
Bài thuyết trình Tuyển mộ nguồn nhân lực - Lê Đình Luân
25 trang 226 0 0 -
4 trang 179 0 0
-
10 trang 169 0 0
-
Một số vấn đề về phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
4 trang 153 0 0 -
Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay những thách thức đối với nền kinh tế và giải pháp phát triển
8 trang 122 0 0 -
14 trang 108 0 0
-
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 86 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 77 0 0