Danh mục

Lý luận văn hóa học ở Trung Quốc - ThS. Nguyễn Ngọc Thơ

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 484.75 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu và xem xét về lịch sử hình thành và phát triển văn hóa học ở Trung Quốc. Văn hóa học ở Trung Quốc được xếp vào vị trí thứ 2 sau Triết học trong hệ thống khoa học xã hội. Trong giai đoạn đầu, VHH ở Trung Quốc vay mượn lý luận VHH của giới nghiên cứu phương Tây nhưng họ đã dần củng cố hệ thống lý luận mang tính đặc trưng của thực tiễn khoa học tại Trung Quốc. Các bạn có thể tham khảo tài liệu để phục vụ việc học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận văn hóa học ở Trung Quốc - ThS. Nguyễn Ngọc Thơ LÝ LUẬN VĂN HÓA HỌC Ở TRUNG QUỐC ThS. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia Tp.HCM) 1. Lược sử hình thành và phát triển nghiên cứu văn hóa học ở Trung Quốc Quá trình hình thành và phát triển a. Theo sự phát triển chung của khoa học trên toàn thế giới nói chung và tại Trung Quốc nói riêng, văn hóa học (dưới đây viết tắt là VHH) đã hình thành và trở thành một khoa học độc lập được nhiều giới trong xã hội chú ý. Nguyên nhân hình thành và phát triển VHH ở Trung Quốc có thể tóm gọn qua bốn yếu tố chính sau: Nhu cầu cải cách xã hội toàn diện, xây dựng cuộc sống văn hóa mới. (1) Sự phát triển theo chiều sâu trong tư duy khoa học của giới nghiên cứu (2) Trung Quốc (3) Là yêu cầu và là bước phát triển tất yếu của nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Trung Quốc từ sau 1949. (4) Sự kích thích của trào lưu nghiên cứu văn hóa và VHH toàn cầu. Văn hóa Trung Quốc vốn có truyền thống lâu đời, các nghiên cứu văn hóa ở Trung Quốc vốn rất phong phú đã và đang làm nền tảng cho VHH hình thành và phát triển thuận lợi. Trào lưu nghiên cứu văn hóa và VHH đầu tiên ở Trung Quốc hình thành vào đầu thập niên 1930. Từ sau phong trào Ngũ Tứ, nhiều cuộc luận đàm về văn hóa đông – tây, khoa học và huyền học nổ ra ở Trung Quốc, trong đó vấn đề được thảo luận nhiều nhất là văn hóa. Một số nhà nghiên cứu không hài lòng với các đánh giá, nhìn nhận đương thời về văn hóa nên đã đơn phương đi tìm lối đi riêng cho mình. Lý Đại Chiêu 李大钊 là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ VHH tại Trung Quốc. Năm 1924 trong cuốn “Sử học yếu luận. Hệ thống lịch sử học” bàn về lịch sử học, Lý Đại Chiêu cho lịch sử học có ba hệ thống lớn: lịch sử học phổ thông, lịch sử học đặc thù và triết học lịch sử, trong đó lịch sử học phổ thông phân ra hai phần lý luận và ký thuật. Phần lý luận bao gồm chính trị học, kinh tế học, pháp lý học, luân lý học, tôn giáo học, văn học, triết học, mỹ học, giáo dục học gọi chung là nhân văn học hay văn hóa học [Lý Vinh Thiện 1996: 46]. Tuy nhiên tác giả này không giải thích ý nghĩa nội hàm của thuật ngữ này. Năm 1926, Trương Thân Phủ 张申府 trong cuốn “Văn minh và văn hóa” cũng sử dụng thuật ngữ này nhưng cũng không giải thích. Mãi đến năm 1932, nhà nghiên cứu Hoàng Văn Sơn 黄文山 công bố hai cuốn “Văn hóa học kiến thiết luận” và “Văn hóa học phương pháp luận” mới bước đầu đặt nền móng lý luận cho sự hình thành khoa học VHH độc lập về sau. Đến năm 1948 ông công bố cuốn “Sự kiến lập Văn hóa học” càng củng cố thêm nền tảng khoa học của hệ thống lý luận mà ông đề xuất. Cùng thời kì với Hoàng Văn Sơn còn có Diêm Hoán Văn 阎焕文 với cuốn “Văn hóa học” (1934), Chu Khiêm Chi 朱谦之 với “Triết học văn hóa” (1935), Trần Tự Kinh 陈序经 với “Khái quan văn hóa học” (1947), v.v.. Bên cạnh đó, Lương Tấu Minh 梁漱溟, Phùng Hữu Lan 冯友兰, Hạ Lân 贺麟, Trương Đông Tôn 张东荪 v.v. đứng ở góc nhìn triết học văn hóa cũng đã công bố nhiều tác phẩm bình luận có giá trị. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa như Lương Khải Siêu 梁启超, Trần An Nhân 陈安仁, Liễu Di Trừng 柳诒澄, Trần Đăng Nguyên 陈登原, Thường Nãi Đức 常乃德 v.v., nhà nhân loại học Lâm Huệ Tường 林慧祥, các nhà dân tộc học Giang Thiệu Nguyên 江绍原, Cố Hiệt Cương 顾颉刚, Dung Triệu Tổ 容肇祖 v.v.. cũng có đóng góp đáng kể trong việc hình thành VHH ở Trung Quốc trong giai đoạn đầu [Lý Vinh Thiện 1996: 46]. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới học giả về sau, các tác giả trên đây đều thiếu sự chỉ đạo của lịch sử quan duy vật. Dù vậy, họ vẫn được mệnh danh là những người đi đầu trong việc sáng lập VHH ở Trung Quốc. Giai đoạn 1949 – 1979, hoạt động nghiên cứu VHH nói riêng, khoa học xã hội nói chung tại Trung Quốc bị ngưng trệ bởi nhiều lý do khách quan khác nhau. Trong suốt 30 năm này, Trung Quốc chỉ xuất bản duy nhất cuốn “Yếu luận sử văn hóa Trung Quốc” có liên quan đến văn hóa và VHH. Bên ngoài đại lục, một số tác giả hoặc ở Hồng Kông, Đài Loan, hoặc từ đại lục ra đã tiếp tục nghiên cứu và công bố một số công trình tiêu biểu. Chẳng hạn Hoàng Văn Sơn năm 1968 sau 30 năm tìm tòi và nghiên cứu đã xuất bản cuốn “Hệ thống văn hóa học” rất được giới khoa học chú ý. Trong tác phẩm này, ông đã chú trọng xem xét các vấn đề trực tiếp của VHH như loại hình, kết cấu hệ thống VHH, so sánh hệ thống VHH đông, tây và sự biến thiên, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa trên thế giới. Năm 1983, ông lại tiếp tục công bố cuốn “Văn hóa học và vị trí của nó trong hệ thống khoa học”, góp phần củng cố vị trí của VHH tại Trung Quốc. Trước đó, Tiền Mục 钱穆 năm 1952 cũng công bố cuốn “Đại nghĩa văn hóa học” ở Đài Loan (tái bản năm 1979). Cùng năm này Đông Thời Anh 东时英 cho ra cuốn “Văn minh luận hoành” cũng có ảnh hưởng nhất định. Mãi đến thập niên 1980, Trung Quốc đại lục phát triển nền kinh tế hàng hóa. Trong xu thế đó, giới nghiên cứu VHH Trung Quốc mới trở lại nghiên cứu lý luận VHH. Tiêu biểu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: