Danh mục

Lý luận về hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.72 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, bài viết này trình bày tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam cũng như một số vấn đề lý luận về giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận về hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Đàng Quang Linh 1 Lớp CH21QL01, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong thời đại ngày nay, đất nước chúng ta đang trên con đường hội nhập và phát triển,việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho con người Việt Nam đang là một vấnđề mang tính cấp thiết, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông. Do vậy, công tác giáo dục vănhóa dân tộc cho các em học sinh là một nội dung đặc thù, có ý nghĩa quan trọng trong công tácgiáo dục ở các nhà trường phổ thông dân tộc nội trú. Sử dụng phương pháp phân tích và tổnghợp, bài viết này trình bày tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam cũng như một sốvấn đề lý luận về giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. Từ khóa: hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc; trường dân tộc nội trú, văn hóa; văn hóadân tộc.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng được nềnvăn hóa phong phú, đa dạng, mang tính đặc trưng và độc đáo. Các giá trị văn hóa ấy được tạonên từ các hoạt động vật chất và tinh thần của mỗi con người Việt Nam qua lịch sử phát triểnhàng nghìn năm của dân tộc. Đã góp phần khẳng định với các quốc gia, các dân tộc khác trênthế giới một đất nước, một dân tộc Việt Nam có ý chí mạnh mẽ, bất khuất trong chống giặcngoại xâm; cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó trong quá trình học tập, lao động. Gópphần hình thành nên nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (VHDT) của Việt Nam, còncó sự đóng góp của văn hóa 54 dân tộc anh em trên dãi đất hình chữ S. Mỗi dân tộc đều có bảnsắc đặc trưng riêng của mình và chính sự thống nhất, hòa quyện vào nhau của các giá trị vănhóa 54 dân tộc ấy đã tạo ra một dân tộc Việt Nam có văn hóa đặc trưng và độc đáo. Hiện nay, quá trình hội nhập và phát triển của đất nước diễn ra mạnh mẽ, từ đó, nhữngluồng văn hoá ngoại lai ngày càng xâm nhập sâu rộng vào đời sống xã hội. Bên cạnh những giátrị văn hóa mới mang tính tích cực thì cũng có nhiều giá trị văn hóa tiêu cực gây ảnh hưởng, tácđộng mạnh đến văn hoá truyền thống. Lối sống cá nhân, ích kỉ, tự tư, tự lợi ngày càng làm phaimờ nét đẹp “lá lành đùm lá rách”, những sản phẩm văn hóa phẩm đồi trụy, các trang web đentràn lan trên mạng internet, những phim ảnh đầy cảnh bạo lực đã ảnh hưởng không nhỏ đến lốisống của thế hệ trẻ, làm gia tăng các loại tội phạm trong xã hội, đặc biệt ở lứa tuổi vị thànhniên. Đáng chú ý và lo ngại là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắc VHDT. Do vậy, việc giáodục VHDT cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thựchiện thường xuyên và lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong công cuộc xây dựng đất nước, Nghịquyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội 163nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược,chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sungvà phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tụcphát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắnkết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọilĩnh vực của đời sống xã hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội (Bổ sung, phát triển, 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhấttrong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắnkết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc,sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Ngày 12 tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1909/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, trong đó nêu rõ mục tiêuchung: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khôngngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụvăn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế;chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường triển khai công tác xây dựngvăn hóa học đường, trong đó yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo “Giáo dục, bồi dưỡng cho họcsinh, sinh viên về tình cảm, tình y ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: