Lý luận về nhận thức
Số trang: 14
Loại file: doc
Dung lượng: 112.50 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong lịch sử, nhận thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niệm tin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận về nhận thức Trong lịch sử, nhận thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niềm tin. Cuộc thảo luận này liên quan nhiều đến việc biện minh. Cụ thể, các nhà nhận thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc biện minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi: Bạn làm cách nào để biết điều mà bạn biết? Cách biện minh cho các khẳng định tri thức thường phụ thuộc vào cách tiếp cận triết học mà người ta ủng hộ. Do đó, các nhà triết học đã phát triển một loạt các lý thuyết nhận thức luận để đi kèm các quan điểm triết học tổng quan của mình. Các nghiên cứu gần đây đã viết lại các thừa nhận có từ cách đây hàng thế kỷ, và ngành nhận thức luận tiếp tục vận động một cách đầy sinh lực. A - Quan niệm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác: I - Triết học trung hoa cổ, trung đại: Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học cổ, trung đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng. Hầu hết các nhà tư tưởng triết học Trung Hoa đều quen phương thức tư duy trực quan thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ. Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, lấy tâm để bao quát vật. Cái gọi là đến tận cùng chân lý của Đạo gia, Phật giáo, Lý học, v.v. nặng về ám thị, chỉ dựa vào trực giác mà cảm nhận, nên thiếu sự chứng minh rành rọt. Nho giáo Về nhận thức: Lão Tử đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Ông cho rằng không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời. Trang Tử xuất phát từ nhận thức luận tương đối của mình mà chỉ ra rằng, nhận thức của con người đối với sự vật thường có tính phiến diện, hạn chế. Nhưng ông đã rơi vào quan điểm bất khả tri, cảm thấy đời có bờ bến mà sự hiểu biết lại vô bờ bến, lấy cái có bờ bến theo đuổi cái vô bờ bến là không được. Ông lại cho rằng, ngôn ngữ và tư duy lôgíc không khám phá được Đạo trong vũ trụ. Trong ba thời kỳ: Sơ Hán, Ngụy Tấn, Sơ Đường, học thuyết Đạo gia chiếm địa vị thống trị về tư tưởng trong xã hội. Suốt lịch sử hai ngàn năm, 1 tư tưởng Đạo gia tồn tại như những tư tưởng văn hóa truyền thống và là sự bổ sung cho triết học Nho gia. Ngũ hành Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, nhưng tương tác với nhau. Năm yếu tố Ngũ Hành không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc với nhau theo hai nguyên tắc sau: + Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hoả sinh Thổ, v.v.. + Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; và Mộc khắc Thổ, v.v.. II - ẤN ĐỘ CỔ VÀ TRUNG ĐẠI : 1.TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO: Để có một nhận thức đúng đắn đối với thế giới khách quan, nếu chỉ xuất phát từ nhận thức và công cụ nhận thức, thì chúng ta sẽ mắc vào một cái vòng lẩn quẩn và sẽ không thuyết phục được ai cả. Trái lại, tình hình sẽ đổi khác, nếu chúng ta xuất phát từ hoạt động thực tiễn của bản thân chúng ta và của cả nhân loại từ khi nó xuất hiện trên trái đất này. Trong quá trình hoạt động thực tiễn đó, con người không những nhận thức thế giới, mà còn kết hợp với thế giới một cách trực tiếp. Nói cách khác, sự nhận thức tức là hình ảnh nội tại được tạo ra phải phù hợp với sự vật khách quan, óc tưởng tượng của chúng ta, không được thêm thắt vào, hay là giảm bớt đi. Như chúng ta hiện nay thường nói, không được bôi đen, hay tô hồng. Sự vật khách quan đối với Phật giáo hoàn toàn ở trong tầm nắm bắt của nhận thức trực tiếp của con người, chứ đâu có phải là “bất khả tri luận”, nhưng nói thế này thì đúng hơn là sự vật khách quan đó mà cảm giác thuần túy của con người nắm bắt, là siêu việt ngôn ngữ, văn tự, bởi khi chúng ta đã dùng tới ngôn ngữ, văn tự để chỉ mặt nó, nhận diện nó, thì nó đã không còn là nó nữa rồi, và chúng ta đã thêm vào bao nhiêu là yếu tố trí nhớ, tưởng tượng, chúng ta đã làm nhiễu, làm méo mó thực tại bằng chủ quan của chúng ta rồi. Phật cũng khuyên không nên tin vào truyền thống, vì rằng có truyền thống tốt và xấu, thật và giả. Cũng không nên căn cứ vào những sự kiện có thật, nhưng được hiểu và phân tích một cách hời hợt, cũng không nên tin vào những điều kể lại, những báo cáo... Nói tóm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận về nhận thức Trong lịch sử, nhận thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niềm tin. Cuộc thảo luận này liên quan nhiều đến việc biện minh. Cụ thể, các nhà nhận thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc biện minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi: Bạn làm cách nào để biết điều mà bạn biết? Cách biện minh cho các khẳng định tri thức thường phụ thuộc vào cách tiếp cận triết học mà người ta ủng hộ. Do đó, các nhà triết học đã phát triển một loạt các lý thuyết nhận thức luận để đi kèm các quan điểm triết học tổng quan của mình. Các nghiên cứu gần đây đã viết lại các thừa nhận có từ cách đây hàng thế kỷ, và ngành nhận thức luận tiếp tục vận động một cách đầy sinh lực. A - Quan niệm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác: I - Triết học trung hoa cổ, trung đại: Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học cổ, trung đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng. Hầu hết các nhà tư tưởng triết học Trung Hoa đều quen phương thức tư duy trực quan thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ. Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, lấy tâm để bao quát vật. Cái gọi là đến tận cùng chân lý của Đạo gia, Phật giáo, Lý học, v.v. nặng về ám thị, chỉ dựa vào trực giác mà cảm nhận, nên thiếu sự chứng minh rành rọt. Nho giáo Về nhận thức: Lão Tử đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Ông cho rằng không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời. Trang Tử xuất phát từ nhận thức luận tương đối của mình mà chỉ ra rằng, nhận thức của con người đối với sự vật thường có tính phiến diện, hạn chế. Nhưng ông đã rơi vào quan điểm bất khả tri, cảm thấy đời có bờ bến mà sự hiểu biết lại vô bờ bến, lấy cái có bờ bến theo đuổi cái vô bờ bến là không được. Ông lại cho rằng, ngôn ngữ và tư duy lôgíc không khám phá được Đạo trong vũ trụ. Trong ba thời kỳ: Sơ Hán, Ngụy Tấn, Sơ Đường, học thuyết Đạo gia chiếm địa vị thống trị về tư tưởng trong xã hội. Suốt lịch sử hai ngàn năm, 1 tư tưởng Đạo gia tồn tại như những tư tưởng văn hóa truyền thống và là sự bổ sung cho triết học Nho gia. Ngũ hành Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, nhưng tương tác với nhau. Năm yếu tố Ngũ Hành không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc với nhau theo hai nguyên tắc sau: + Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hoả sinh Thổ, v.v.. + Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; và Mộc khắc Thổ, v.v.. II - ẤN ĐỘ CỔ VÀ TRUNG ĐẠI : 1.TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO: Để có một nhận thức đúng đắn đối với thế giới khách quan, nếu chỉ xuất phát từ nhận thức và công cụ nhận thức, thì chúng ta sẽ mắc vào một cái vòng lẩn quẩn và sẽ không thuyết phục được ai cả. Trái lại, tình hình sẽ đổi khác, nếu chúng ta xuất phát từ hoạt động thực tiễn của bản thân chúng ta và của cả nhân loại từ khi nó xuất hiện trên trái đất này. Trong quá trình hoạt động thực tiễn đó, con người không những nhận thức thế giới, mà còn kết hợp với thế giới một cách trực tiếp. Nói cách khác, sự nhận thức tức là hình ảnh nội tại được tạo ra phải phù hợp với sự vật khách quan, óc tưởng tượng của chúng ta, không được thêm thắt vào, hay là giảm bớt đi. Như chúng ta hiện nay thường nói, không được bôi đen, hay tô hồng. Sự vật khách quan đối với Phật giáo hoàn toàn ở trong tầm nắm bắt của nhận thức trực tiếp của con người, chứ đâu có phải là “bất khả tri luận”, nhưng nói thế này thì đúng hơn là sự vật khách quan đó mà cảm giác thuần túy của con người nắm bắt, là siêu việt ngôn ngữ, văn tự, bởi khi chúng ta đã dùng tới ngôn ngữ, văn tự để chỉ mặt nó, nhận diện nó, thì nó đã không còn là nó nữa rồi, và chúng ta đã thêm vào bao nhiêu là yếu tố trí nhớ, tưởng tượng, chúng ta đã làm nhiễu, làm méo mó thực tại bằng chủ quan của chúng ta rồi. Phật cũng khuyên không nên tin vào truyền thống, vì rằng có truyền thống tốt và xấu, thật và giả. Cũng không nên căn cứ vào những sự kiện có thật, nhưng được hiểu và phân tích một cách hời hợt, cũng không nên tin vào những điều kể lại, những báo cáo... Nói tóm ...
Tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 804 15 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 425 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 388 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 308 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 303 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 241 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 241 0 0 -
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 239 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 233 0 0 -
11 trang 232 0 0