Danh mục

Lý thuyết chung về kiểm toán tài chính và quy trình kiểm toán tài chính

Số trang: 28      Loại file: docx      Dung lượng: 35.04 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối tượng thường xuyên và chủ yếu của kiểm toán tài chính là các báo cáo tài chính. Chính vì thế kiểm toán tài chính còn được gọi là kiểm toán báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, điểm 04 đã định nghĩa báo cáo tài chính như sau: “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết chung về kiểm toán tài chính và quy trình kiểm toán tài chính LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VÀ QUY  TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Kiểm toán tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về  tính trung thực và hợp lý của các tài   liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính (BCTC) của đơn vị, phục vụ đối tượng có nhu cầu   sử dụng thông tin trên BCTC của đơn vị. 1. Tổng quan chung về kiểm toán tài chính 1.1. Đối tượng kiểm toán tài chính Theo định nghĩa của Liên đoàn kế  toán quốc tế  (International Federation of Accoutants –   IFAC): “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình   về  báo cáo tài chính”. Theo Tiến sỹ  Robert N.Anthony, giáo sư  Trường Đại học Harvard   (Mỹ) thì: “Kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra các ghi chép kế toán bởi các kế toán viên công   cộng”. Kiểm toán tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các  tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính (BCTC) của đơn vị, phục vụ đối tượng có nhu  cầu sử dụng thông tin trên BCTC của đơn vị. Đối tượng thường xuyên và chủ yếu của kiểm toán tài chính là các báo cáo tài chính. Chính vì   thế  kiểm toán tài chính còn được gọi là kiểm toán báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kiểm  toán Việt nam số 200, điểm 04 đã định nghĩa báo cáo tài chính như sau: “Báo cáo tài chính là  hệ  thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế  độ  kế  toán hiện hành (hoặc được chấp   nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” BCTC ở các đơn vị kinh doanh bao gồm các báo cáo sau: – Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Thuyết minh BCTC BCTC  ở  đơn vị  kinh doanh là những báo cáo được tổng hợp số  liệu từ  các sổ  kế  toán theo   các chỉ  tiêu kinh tế  tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ  thống tình hình tài sản, nguồn hình  thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả  sản xuất kinh doanh, tình hình lưu  chuyển tiền tệ  và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất   định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất BCTC ở đơn vị hành chính sự nghiệp Bảng cân đối tài khoản Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ Thuyết  minh BCTC Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước tại cơ quan tài chính xã, phòng tài chính huyện, sở tài  chính, bộ tài chính, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước Ngoài báo cáo tài chính thì đối tượng của kiểm toán tài chính còn có các bảng kê khai có tính   chất tài chính tức là trong các bảng kê khai đó có yếu tố  tiền tệ, thông tin được biểu hiện   dưới hình thái bằng tiền chẳng hạn như  bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản  doanh nghiệp phá sản… Đặc điểm của đối tượng kiểm toán: Các báo cáo tài chính được lập ra vào một thời điểm cụ thể theo những nguyên tắc xác định  (nguyên tắc kế  toán: trọng yếu, dồn tích, nhất quán, phù hợp…) theo chuẩn mực kế  toán,   Chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận Quan hệ trực tiếp với kiểm toán: khi tiến hành kiểm toán tài chính, kiểm toán viên không thể  không kiểm tra các tài liệu kế toán, hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị. Có 2 cách phân chia đối tượng kiểm toán thành các phần công việc kiểm toán như sau: Phân theo khoản mục: là cách chia từng khoản mục hoặc từng nhóm khoản mục vào một  phần hành Ví dụ: Kiểm toán vốn bằng tiền, kiểm toán tài sản cố  định, kiểm toán nợ  phải thu khách   hàng, kiểm toán doanh thu, kiểm toán giá vốn… Phân theo chu trình:là cách chia căn cứ  vào mối liên hệ  chặt chẽ  giữa các khoản mục trên   BCTC, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Ví dụ: kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền, kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán,  kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, kiểm toán chu trình hàng tồn kho, kiểm toán chu   trình đầu tư và chi trả, kiểm toán tiếp nhận và hoàn trả vốn… 1.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập bởi các đơn vị được kiểm toán nhưng báo cáo này chủ yếu phục   vụ cho các đối tượng bên ngoài đơn vị để đưa ra các quyết định kinh tế chẳng hạn như Ngân   hàng cần có thông tin về tình hình kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp để đưa  ra quyết định cho vay, các nhà đầu tư chứng khoán cần có thông tin về kết quả kinh doanh để  đưa ra quyết định mua hay bán cổ phiếu, các đối tác đầu tư cần có thông tin về tình hình kinh   doanh, khả năng thanh toán để có quyết định đầu tư vốn, hợp tác kinh doanh… Tuy nhiên để có được các quyết định đúng đắn thì các thông tin trên báo cáo tài chính phải có  độ tin cậy, phản ánh trung thực, hợp lý, hợp pháp về tình hình tài chính của đơn vị. Để những   người sử dụng bên ngoài có thể tin được thông tin trên báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính  này cần được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán. Vì thế, mục tiêu của kiểm toán báo   cáo tài chính là xác nhận độ  tin cậy của các thông tin trên BCTC, làm căn cứ  để  Nhà nư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: