Danh mục

Lý thuyết Cơ học kết cấu

Số trang: 240      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.92 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Cơ học kết cấu - Lý Trưởng Thành (Chủ biên) được biên soạn theo đề cương chương trình giảng dạy môn Cơ học kết cấu do tiểu ban môn học của Bộ giáo dục và đào tạo soạn thảo. Giáo trình được viết nắn gọn, rõ ràng và đã có bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh một số phần để thuận tiện hơn cho việc học tập của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết Cơ học kết cấu LÝ TRƯỜNG THÀNH (chủ biên) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LỀU MỘC LAN - HOÀNG ĐÌNH TRÍ CƠ HỌC KẾT CẤU CƠ HỌC KẾT CẤU NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG LÝ TRƯỜNG THÀNH (chủ biên) LỀU MỘC LAN - HOÀNG ĐÌNH TRÍ CƠ HỌC KẾT CẤU NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Cơ học kết cấu lần này được biên soạn theo đề cương “Chương trình giảng dạy môn Cơ học kết cấu” do tiểu ban môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo. So với lần xuất bản trước, giáo trình lần này được viết ngắn gọn, rõ ràng và đã có bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh một số phần để thuận tiện hơn cho việc học tập của sinh viên. Sách có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên các ngành của Trường Đại học Thủy lợi, có thể làm tài liệu tham khảo cho các ngành của các trường Đại học khác, đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư, nghiên cứu sinh và các cán bộ kỹ thuật có liên quan đến tính toán kết cấu công trình. Phân công biên soạn như sau: TS. Lý Trường Thành viết chương mở đầu, Chương 2 và Chương 3 và là chủ biên; Ths. Lều Mộc Lan viết các Chương 1, 4, 5; PGS.TS. Hoàng Đình Trí viết các Chương 6, 7, 8; Ths. Phạm Viết Ngọc đã giúp đỡ chế bản và sửa chữa bản thảo cuốn sách này. Tuy đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, sinh viên và bạn đọc để hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. CÁC TÁC GIẢ MỞ ĐẦU 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC Một công trình xây dựng gồm nhiều cấu kiện liên kết lại với nhau chịu được lực gọi là kết cấu. Cơ học kết cấu là môn khoa học thực nghiệm trình bày các phương pháp tính toán kết cấu về độ bền, độ cứng và độ ổn định khi công trình chịu các nguyên nhân tác dụng khác nhau như tải trọng, sự thay đổi nhiệt độ, chuyển vị các liên kết tựa. Tính kết cấu về độ bền nhằm đảm bảo cho công trình có khả năng chịu tác dụng của các nguyên nhân bên ngoài mà không bị phá hoại. Tính kết cấu về độ cứng nhằm đảm bảo cho công trình không có chuyển vị và rung động lớn tới mức có thể làm cho công trình mất trạng thái làm việc bình thường ngay cả khi điều kiện bền vẫn còn bảo đảm. Tính kết cấu về mặt ổn định nhằm đảm bảo cho công trình bảo toàn vị trí và hình dạng ban đầu trong trạng thái cân bằng biến dạng. Cơ học kết cấu giống Sức bền vật liệu về nội dung nghiên cứu nhưng phạm vi nghiên cứu thì khác nhau. Sức bền vật liệu nghiên cứu cách tính độ bền, độ cứng và độ ổn định của từng cấu kiện riêng biệt, trái lại Cơ học kết cấu nghiên cứu toàn bộ công trình gồm nhiều cấu kiện liên kết lại với nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của Cơ học kết cấu là xác định nội lực và chuyển vị trong công trình. Độ bền, độ cứng và độ ổn định của công trình liên quan đến tính chất cơ học của vật liệu, hình dạng và kích thước của cấu kiện và nội lực phát sinh trong công trình. Hơn nữa kích thước của các cấu kiện lại phụ thuộc vào nội lực trong kết cấu đó. Do đó công việc đầu tiên khi tính công trình là xác định nội lực và chuyển vị phát sinh trong công trình dưới tác động bên ngoài. Các môn học tiếp sau như: Kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép, gỗ.v.v…dựa vào tính năng của các vật liệu nghiên cứu để tiến hành giải quyết ba bài toán cơ bản như đã trình bày trong môn Sức bền vật liệu là: bài toán kiểm tra, bài toán thiết kế và bài toán xác định tải trọng cho phép theo điều kiện bền, cứng và ổn định. Ngoài ra Cơ học kết cấu còn nghiên cứu các dạng kết cấu hợp lý nhằm tiết kiệm vật liệu xây dựng. Môn Cơ học kết cấu cung cấp cho các kỹ sư thiết kế các kiến thức cần thiết để xác định nội lực và chuyển vị trong kết cấu, từ đó lựa chọn được kết cấu có hình dạng và kích thước hợp lý. Môn học giúp cho các kỹ sư thi công phân tích đúng đắn sự làm việc của kết cấu, nhằm tránh những sai sót trong quá trình thi công cũng như tìm ra các biện pháp thi công hợp lý. 5 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi tính toán một công trình thực, nếu xét hết mọi yếu tố liên quan, bài toán sẽ rất phức tạp và hầu như không thể thực hiện được. Để đơn giản tính toán, nhưng phải đảm bảo độ chính xác cần thiết, ta đưa vào một số giả thiết gần đúng. Bởi vậy Cơ học kết cấu là môn khoa học thực nghiệm; nghiên cứu lý luận và thực nghiệm luôn gắn liền với nhau. Các kết quả nghiên cứu lý luận chỉ được tin cậy khi đã được thực nghiệm xác nhận. A. Các giả thiết - Nguyên lý cộng tác dụng Cơ học kết cấu cũng sử dụng các giả thiết như trong Sức bền vật liệu là: 1. Giả thiết vật liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyệt đối và tuân theo định luật Hooke, nghĩa là giữa biến dạng và nội lực có sự liên hệ tuyến tính. 2. Giả thiết biến dạng và chuyển vị trong công trình (kết cấu, hệ...) là rất nhỏ so với kích thước hình học ban đầu của nó. Giả thiết này cho phép xác định nội lực theo sơ đồ kết cấu không có biến dạng. Nhờ hai giả thiết này chúng ta có thể áp dụng nguyên lý độc lập tác dụng (hay nguyên lý cộng tác dụng) để tính toán kết cấu. Nguyên lý được phát biểu như sau: Một đại lượng nghiên cứu nào đó do nhiều nguyên nhân tác dụng đồng thời trên công trình gây ra, bằng tổng đại số (tổng hình học) của đại lượng đó do từng nguyên nhân tác dụng riêng rẽ gây ra: Biểu diễn ở dạng toán học: S ( P1 ,P2 ...Pn , t ,Δ ) = S P1 + S P2 …+ S Pn + S t+ S Δ = S1 .P1 + S 2 .P2 +…+ S n .Pn + S t+ SΔ Trong đó: S i (i= 1,2...n) là giá trị của đại lượng S do Pi = 1 gây ra. St, SΔ là giá trị của đại lượng S do sự thay đổi nhiệt độ và dịch chuyển gối tựa gây ra. B. Sơ đồ tính của công trình Khi xác định nội lực trong ...

Tài liệu được xem nhiều: