Danh mục

Lý thuyết nghiên cứu và bộ tiêu chí giải mã văn hóa tộc người qua địa danh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 627.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Lý thuyết nghiên cứu và bộ tiêu chí giải mã văn hóa tộc người qua địa danh trình bày lý thuyết nghiên cứu và bộ tiêu chí giải mã văn hóa tộc người qua địa danh; Bộ tiêu chí giải mã văn hóa tộc người qua địa danh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết nghiên cứu và bộ tiêu chí giải mã văn hóa tộc người qua địa danh TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ BỘ TIÊU CHÍ GIẢI MÃ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI QUA ĐỊA DANH Research theory and set of criteria for decoding ethnic culture through place names 1 Nguyễn Minh Ca 1 Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô, Cần Thơ, Việt Nam nguyenminhca@gmail.com Tóm tắt — Trong hơn thập niên trở lại đây, việc nghiên cứu văn hóa lấy đối tượng địa danh hay văn hóa tộc người qua địa danh diễn ra khá phố biến trong nghiên cứu chuyên ngành văn hóa học. Để có được hướng tiếp cận đúng, tác giả cho rằng, cần phải có lý thuyết phù hợp và bộ tiêu chí để giải mã văn hóa thông qua đối tượng nghiên cứu (địa danh). Trước sự cần thiết đó, bài viết tâp trung xây dựng bộ tiêu chí giải mã văn hóa tộc người qua địa danh và đề xuất sử dụng các lý thuyết nghiên cứu sao cho phù hợp nhất để có hướng tiếp cận phù hợp với đề tài nghiên cứu. Khung lý thuyết nêu trên hy vọng giúp ích cho các nhà ngôn ngữ học, các nhà văn hóa học trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ hiện nay. Abstract — Over the past decade or so, the study of culture using geographical objects or ethnic cultures through place names has become quite common in cultural studies. In order to have the right approach, the author believe that it is necessary to have a suitable theory and set of criteria for decoding culture through research objects (place names). Faced with that necessity, the article focuses on building a set of criteria for decoding ethnic culture through place names and using the most appropriate research theories to have a suitable approach to the research topic. The above theoretical framework hopes to help linguists and culturologists in studying the relationship between culture and language today. Từ khóa — Văn hóa tộc người, địa danh, lý thuyết nghiên cứu, Ethnic culture, place name.1. Giới thiệu Địa danh là một bộ phận của ngôn ngữ, ra đời trong quá trình lao động sản xuất. Địa danhngoài chức năng định danh còn mang trong mình những giá trị văn hóa lịch sử về vùng đất, conngười – nơi địa danh được hình thành. Nghiên cứu văn hóa tộc người qua địa danh là nghiêncứu những thành tố văn hóa tồn tại trong địa danh. Ở đó, các thành tố quan trọng như: Ngônngữ tộc người, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức tộc người,… Là những thànhtố quan trọng để giải mã văn hóa tộc người qua địa danh. Việc lựa chọn đúng, phù hợp bộ tiêu chí khi nghiên cứu về đề tài văn hóa tộc người quađịa danh giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian cũng như hạn chế những sai lầm trongnghiên cứu. Bên cạnh đó, sử dụng lý thuyết phù hợp cũng có vai trò quan trọng trong việc địnhhướng tiếp cận, lý giải vấn đề. Cụ thể, các lý thuyết về vùng văn hóa, thuyết khuếch tán (truyềnbá) văn hóa, thuyết ngôn ngữ học văn hóa và thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa sẽ được tác giảđề xuất trong nghiên cứu văn hóa tộc người qua địa danh.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, các nhà ngôn ngữ học, văn hóa học quan tâm khá nhiều đếnmảng đề tài nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn văn hóa học, nhân học văn hóa. Tuy nhiên, cácđề tài chỉ dùng lại ở việc nghiên cứu các bài báo đăng trên các tạp chí và một số đề tài nghiêncứu của các học viên cao học, nghiên cứu sinh. Trong số các đề tài nói trên có thể chỉ ra một sốcông trình tiêu biểu như: Nghiên cứu địa danh tỉnh Sóc Trăng – luận văn thạc sĩ chuyên ngànhNgôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh củatác giả Nguyễn Thúy Diễm; Địa danh dân gian tỉnh Vĩnh Long dưới góc nhìn Văn hóa học –luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh; Đặc điểm ngôn ngữ - Văn hóa của địa danh có 19 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022nguồn gốc tiếng Cơ Tu ở Thừa Thiên Huế – luận án tiến sĩ của tác giả Trần Văn Sáng; Địa danhở Ninh Thuận và Bình Thuận dưới góc nhìn văn hóa học – luận án tiến sĩ của tác giả NguyễnThị Thu Thủy,… Các công trình vừa nêu đa phần nghiên cứu địa danh về phương diện ngônngữ học hay dưới góc nhìn văn hóa học. Nhìn chung, các vấn đề được triển khai khá gần nhaukhi xác định hệ quy chiếu về mặt chủ thể, không gian và thời gian văn hóa để giải mã địa danh.Tuy khía cạnh văn hóa tộc người tồn tại trong địa danh có phạm vi khá hẹp nhưng lại là nộidung quan tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: